Thứ 7, ngày 17 tháng 4 năm 2021
Nhà gỗ ghép trăm năm không hỏng của Nhật
TTO - Kỹ thuật điêu luyện này trong tiếng Nhật gọi là "Kanawatsugi" - thuật ghép mộng gỗ.
Các chi tiết nhà được ghép nối phức tạp, tinh vi với độ chính xác cao mà không cần phải sử dụng đến đinh, keo dính hay công cụ nào khác.
Các nghệ nhân sử dụng thuật ghép gỗ với một thanh gỗ lồi (mộng) và một thanh gỗ lõm (lỗ mộng), hai thanh gỗ có thể kết hợp với nhau một cách khăng khít. Những thợ mộc xưa làm nhà gỗ với kỹ thuật độc đáo này được người Nhật gọi là Miyadaiku.
Theo quan niệm của người Nhật xưa, Kanawatsugi là kỹ thuật xây nhà mang đậm triết lý âm dương, đầu khúc gỗ có âm dương, hai đầu gỗ dường như biết suy nghĩ, chúng ôm khít vào nhau.
Đây là một kỹ thuật phức tạp và đòi hỏi người thợ ngoài tài năng còn phải rất kiên trì để có thể ghép nối một cách chính xác các thanh gỗ.
Chỉ bằng kỹ thuật này mà những ngôi nhà gỗ của người Nhật có thể tồn tại đến cả hàng trăm năm mà gỗ không bị mục nát hay lỏng lẻo, chống được động đất cấp 8
Kỹ thuật Kanawatsugi với những thanh, mẩu gỗ lồi lõm, giúp cho các đầu nối gắn kết với nhau vô cùng chắc chắn đòi hỏi kỹ thuật ghép nối phức tạp, tinh xảo với độ chính xác đến từng mm.
Kỹ thuật ghép mộng gỗ của người Nhật xưa được những người thợ mộc truyền từ đời này qua đời khác. Nhiều công trình đò sộ bằng gỗ phức tạp hoàn toàn tự ghép mộng, trong đó có cây cầu nổi tiếng ở Nhật.

Các nghệ nhân sử dụng thuật ghép gỗ với một thanh gỗ lồi (mộng) và một thanh gỗ lõm (lỗ mộng)

Những thợ mộc xưa làm nhà gỗ với kỹ thuật độc đáo này được người Nhật gọi là Miyadaiku

Theo quan niệm của người Nhật xưa, Kanawatsugi là kỹ thuật xây nhà mang đậm triết lý âm dương.



Cây cầu gỗ ghép

-
TTO - Trước hiện tượng giá đất tăng 10 đến 20 lần, UBND xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã ra công văn cảnh giác đến người dân trong giao dịch dân sự quyền sử dụng đất trên địa bàn xã.
-
TTO - Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đề xuất thu hồi các dự án sử dụng đất rừng nhưng không làm thủ tục thuê rừng theo đúng quy định.
-
Một thập kỷ khởi dựng trở thành nhà phát triển bất động sản hạng sang hàng đầu và chiến lược mở rộng toàn diện của Đất Xanh Miền Trung vừa được kể lại bằng âm thanh, ánh sáng và nghệ thuật đỉnh cao.
-
TTO - Tình trạng chây ì, chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư dẫn đến hàng loạt vụ tranh chấp chung cư thời gian qua chưa có hồi kết. Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có kết luận buộc 22 chủ đầu tư ở Hà Nội phải trả lại cư dân 250 tỉ tiền quỹ bảo trì chung cư.
-
TTO - Sau một thời gian 'trùm mền', những khu đất vàng trung tâm TP.HCM và Hà Nội lại đồng loạt tái khởi động.
-
TTO - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó hàng loạt khu “đất vàng” đã được chính quyền bán không qua đấu giá; cho thuê, giao lại sai quy định.
-
TTO - Những đỉnh mới giá căn hộ tại TP.HCM ghi nhận mặt sáng thành phố có thêm các dự án siêu sang và cũng chứng tỏ nhiều người dân giàu có hơn. Nhưng phía sau việc 'bắt kịp Singapore' ở mảng bất động sản là gì?
-
TTO - Hà Nội hiện có 1.579 chung cư cũ được xây dựng từ những năm 1960 đến 1992. Chiều 13-4, chúng tôi đã đến một số chung cư và không tin ở mắt mình về hiện trạng quá nguy hiểm này. Nhưng phá dỡ không dễ. Tại sao?
-
TTO - Cả nước có khoảng 2.500 nhà chung cư cũ, qua rà soát có khoảng 600 nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng ở cấp C, cấp D. Tuy nhiên sau 14 năm thực hiện vẫn rất hạn chế, chưa tới 10% chung cư nguy hiểm, hư hỏng được xây mới.
-
TTO - Trong 5 năm qua, từ 2015 - 2020, những căn hộ bình dân có giá 1-2 tỉ đồng lần lượt biến mất khỏi thị trường.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận