Thứ 5, ngày 18 tháng 8 năm 2022
Nhân lúc người người chống COVID-19, ồ ạt chiếm đất công, phân lô bán, chỉ cần cọc 10 triệu
TTO - "Nhiều ngày cứ tối đến thì xe đất lại chạy qua nhà tôi hướng ra khu vực ven sông, nhiều nhà tạm đã được dựng lên ngay trên bờ sông...".

Cảnh báo của UBND phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại nhiều quận của Hà Nội như Tây Hồ, Nam Từ Liêm, huyện Chương Mỹ... cho thấy đang có nhiều khu đất nông nghiệp gặp tình trạng xây dựng trái phép, đất công bị lấn chiếm.
Trước tình hình lấn chiếm có diễn biến phức tạp tại thời điểm phòng, chống dịch COVID-19, nhiều phường, xã đã ra thông báo, dùng cả thép gai, rào chắn vây đất công, đất nông nghiệp.
Ông Yên (52 tuổi, ở đường An Dương, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) cho biết: "Có nhiều ngày cứ tối đến thì xe đất lại chạy qua nhà tôi hướng ra khu vực ven sông Hồng, nhiều nhà tạm cũng đã được dựng lên ngay trên diện tích bờ sông nhưng không hiểu vì lý do gì vẫn chưa bị dỡ bỏ".
Ghi nhận thực tế tại ngõ 78 đường An Dương hướng xuống bãi bồi sông Hồng, nhiều nhà tạm mới được dựng lên. Cách ngõ 78 chừng vài trăm mét, UBND phường Tứ Liên còn phải dán thông báo "khu vực không có dự án phân lô, tách thửa do cơ quan chức năng phê duyệt"…
Ở đầu dây bên kia của số điện thoại để lại trên thửa đất, một người đàn ông tên Túy mời chào: "Đất đã được nhà nước phân lô rồi, ngay gần trung tâm nên sẽ tăng giá rất nhanh. Khách mua chỉ cần đặt cọc 10 triệu đồng để giữ chỗ, sau khi hai bên làm thủ tục tách thửa thì sẽ nhận lại cọc". Tuy nhiên theo tìm hiểu thì khu đất mà người này giới thiệu là đất công do UBND phường Tứ Liên quản lý.
Nhiều "cò đất" giới thiệu, "tạo sóng" đồn thổi, giá đất nông nghiệp ở khu vực giáp ranh giữa phường Tứ Liên và Yên Phụ đang tăng theo giờ. Lý giải thông tin mời chào, "cò đất" cho biết dù là đất bãi bồi sông Hồng nhưng từ khu vực này đến trung tâm TP Hà Nội chỉ vài phút đi xe máy.

Chó dữ nuôi thả ở khu đất nông nghiệp vừa được san ủi trên địa bàn phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm
Khu vực đất nông nghiệp trên địa bàn phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) vốn trồng hoa đào phục vụ tết hàng chục năm, nay hàng loạt lô đất ở ngõ 24 đường Đại Mỗ "bỗng dưng" được san ủi mặt bằng làm nhà xưởng, địa điểm kinh doanh cho thuê.
Tình trạng gom đất nông nghiệp để xây nhà, phân lô bán trái phép gây mất tình hình an ninh trật tự cũng đã được người dân xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ phản ánh tới báo Tuổi Trẻ.
Sau khi nhận được phản ánh, UBND huyện Chương Mỹ đã giao phòng Tài nguyên và môi trường, đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, UBND xã Phụng Châu xác minh. Tuy nhiên, nhiều tuần trôi qua, phóng viên Tuổi Trẻ vẫn chưa nhận được phản hồi.
Phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất công, phân lô bãi bồi ở sông Hồng, với UBND phường Tứ Liên, UBND phường Yên Phụ (quận Tây Hồ), UBND phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) cũng chưa nhận được câu trả lời cho đến chiều 5-10.
Hình ảnh ghi nhận trong nhiều ngày tại các khu vực được xem là "nóng" về vấn nạn lấn chiếm đất công, chuyển đổi trái phép đất nông nghiệp:

Buôn bán cả vật liệu xây dựng ở bãi bồi sông Hồng

Nhiều phường phải rào chắn ngăn lấn chiếm đất

Nhà xưởng vẫn mọc lên trên khu đất bãi bồi sông Hồng

Một khu đất nông nghiệp ở ngõ 24 đường Đại Mỗ, phường Đại Mỗ vừa được san ủi vài ngày

UBND phường Đại Mỗ phối hợp với công an phường lập rào chắn hàng trăm mét để giữ đất

Cách đó không xa bên trong một khu đất trồng đào rộng hàng ngàn mét trên địa bàn phường Đại Mỗ đã được... san phẳng
-
TTO - Chỉ sau 8 ngày, hai thửa đất rừng cấp cho người dân đã được sang tên, chứng thực chuyển nhượng cho vợ cựu chủ tịch huyện. Sau đó, chồng là phó chủ tịch huyện ký quyết định cấp mới sổ đỏ hai thửa đất cho vợ làm đất cây xăng.
-
TTO - Theo Viện nghiên cứu Beike, căn hộ trống ở Trung Quốc là 12,1%, tương đương 50 triệu căn. Còn theo Capital Economics, một công ty nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại London, khoảng 100 triệu căn hộ khác có khả năng đã được mua nhưng không ai ở.
-
TTO - Dự kiến có khoảng 3,4 triệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà từ gói 6.600 tỉ đồng này. Tuy nhiên, theo cập nhật của Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), đến chiều 15-8 chỉ mới có hơn 1,2 triệu người được nhận hỗ trợ.
-
TTO - Ngày 15-8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bất ngờ cắt giảm lãi suất chủ chốt - lãi suất do ngân hàng trung ương đặt ra cho các ngân hàng lớn - nhằm phục hồi nhu cầu tín dụng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
-
TTO - Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, Công ty Rạng Đông bị phạt hơn 150 triệu đồng.
-
TTO - Các bungalow xây dựng ở xã Hàm Ninh hầu hết đều không phép. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân có công trình này dừng ngay các hoạt động kinh doanh, cơ quan chức năng sẽ xử lý đúng theo quy định pháp luật.
-
TTO - Liên quan vụ "Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất... hơn 2.000ha rừng", cơ quan chức năng vừa phát hiện có 65 sổ đỏ bị cấp sai và phải thu hồi. Tuy nhiên nhiều sổ đỏ trong số này chưa thể thu hồi vì đã thế chấp ngân hàng.
-
TTO - Cuộc khủng hoảng nợ tín dụng đã đẩy các tập đoàn bất động sản ở Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu vốn và ngập trong nợ nần với các dự án phát triển nhà ở, trong khi người mua nhà cũng rơi vào cảnh lao đao vì chưa nhận được nhà và nợ nần.
-
TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi lãnh đạo các quận, huyện, TP Thủ Đức yêu cầu đẩy nhanh tiến độ gói hỗ trợ tiền thuê trọ cho khoảng 1 triệu lao động theo quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
-
TTO - UBND tỉnh Long An đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trường hợp một văn bản giả mạo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư một khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận