Thứ 6, ngày 22 tháng 1 năm 2021
Nhiều người dân TP.HCM 'thậm chí đi thuê nhà cũng khó'
TTO - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chia sẻ như vậy tại Hội thảo phát triển nhà ở đáp ứng gia tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm ở TP.HCM giai đoạn 2021-2035, tổ chức sáng 17-9.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong trò chuyện bên lề với các đại biểu tham dự hội thảo - Ảnh: TỰ TRUNG
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chia sẻ hiện diện tích nhà ở bình quân đầu người của TP đạt 19,9m2.
Nhiều hộ không có khả năng sở hữu nhà
Tuy nhiên, theo ông Phong, vẫn còn người lao động, đặc biệt là người thu nhập thấp đang sinh sống trong nhà chật chội, cũ kỹ, chưa đảm bảo vệ sinh, an toàn. Phần lớn những hộ này không có khả năng sở hữu nhà ở, thậm chí đi thuê cũng khó.
"Qua hội thảo, TP.HCM muốn tìm kiếm những giải pháp để xây dựng cơ chế, giải pháp phát triển nhà ở, đặc biệt nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, người nhập cư", ông Phong nói.
Cũng theo ông Nguyễn Thành Phong, thống kê mới nhất, dân số TP chỉ khoảng 9 triệu người nhưng thực tế hiện có hơn 13 triệu người đang sinh sống, làm việc, học tập, du lịch tại TP.
Dân số TP hiện phân bố chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở các quận trung tâm với mật độ dân số trung bình gần 14.170 người/km2, trong khi khu vực ngoại thành có mật độ trung bình 1.240 người/km2 - chỉ bằng 0,29 lần bình quân TP.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TỰ TRUNG
Cùng với đó, tốc độ gia tăng dân số nhanh, bình quân mỗi năm thành phố gia tăng khoảng 200.000 người, trung bình 5 năm tăng 1 triệu người. Đây là những áp lực lớn cho việc quản lý đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Mặt khác, theo ông Phong, hiện TP có khoảng 1,6 triệu căn nhà, trong đó gần 630.000 nhà kiên cố, khoảng 1.000 căn nhà bán kiên cố, còn lại là nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ.
Do đó, nhiệm vụ của TP vừa phải xây nhà ở mới kiên cố, vừa cải thiện chất lượng nhà ở bán kiên cố thông qua chỉnh trang đô thị, đặc biệt chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu.
Cần đa dạng loại hình nhà ở cho người thu nhập thấp

Giáo sư Yap Kioe Sheng - Viện Công nghệ châu Á - phát biểu tại buổi hội thảo - Ảnh TỰ TRUNG
Tại hội thảo, nhiều giải pháp xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp đã được các chuyên gia đưa ra. GS Yap Kioe Sheng - Viện Công nghệ châu Á - cho rằng giá rẻ không phải là vấn đề quan trọng nhất khi làm nhà ở cho người thu nhập thấp. Quan trọng nhất khi xây dựng nhà phải tính đến tạo việc làm, thu nhập cho họ.
"Căn nhà không đơn giản chỉ để ở mà còn là nơi làm việc của người dân", ông Yap Kioe Sheng nhấn mạnh.
Dẫn chứng để nói rõ việc này, ông Yap Kioe Sheng cho biết tại Thái Lan, từ năm 1980 chính phủ đã xây nhiều nhà và trợ giá cho người thu nhập thấp mua. Tuy nhiên, sau đó hầu hết căn hộ đều được người thu nhập thấp chuyển giao cho người thu nhập trung bình vì không đáp ứng được nhu cầu sinh sống và mưu sinh của họ. Như vậy, vô tình người thu nhập trung bình lại được hưởng trợ giá của chính phủ.
Do vậy, theo ông Yap Kioe Sheng, tạo nhà cho người thu nhập thấp phải xem xét kỹ tình hình kinh tế, biến động thu nhập, tập tính sinh sống cộng đồng của những hộ dân nghèo. Từ đó tạo ra nhiều loại nhà ở nhiều khu vực khác nhau để đáp ứng nhu cầu từng người.
"Chúng ta nói không muốn những người nghèo phải sinh sống trong nhà ổ chuột nhưng chúng ta có xây được những ngôi nhà cạnh tranh được với những nhu cầu sống mà họ đang có khi sống ở những khu ở chuột đó hay không là một thách thức", ông Yap Kioe Sheng nhấn mạnh.

TS. Bernadette Pinnel - tổng giám đốc Compass Housing New Zealand - Ảnh: TỰ TRUNG
TS. Bernadette Pinnel - tổng giám đốc Compass Housing New Zealand - cho rằng việc cung cấp nhà ở ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người dân. Một yếu tố quan trọng khi tạo nhà ở là nhà ở phải có hạ tầng trường học, bệnh viện, chợ… xung quanh. Như vậy mới tạo khu dân cư bền vững, tồn tại lâu dài.
"Quan trọng khi tạo nhà ở cho người thu nhập thấp, TP.HCM phải tính toán trong toàn cảnh quy hoạch những khu mới theo kiểu xây dựng những TP nhỏ trong TP lớn", bà Bernadette Pinnel gợi ý.
Ông David Koh - chủ tịch Hội đồng trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng Việt Nam - chia sẻ bản thân ông được thụ hưởng chương trình nhà ở xã hội của Singapore. Chương trình "mỗi hộ dân được sở hữu một căn nhà" của Singgapore được bắt đầu từ những năm 1950-1960. Chính phủ xây dựng các loại nhà với giá khác nhau dựa trên khả năng chi trả của từng nhóm hộ dân, trong đó có cả nhà cho thuê.
Mặt khác, Chính phủ Singapore có những chính sách khuyến khích người dân mua nhà như cho trả góp 5 năm, 10 năm... Lúc đầu chính sách nhà ở chỉ cung cấp nhà ở cho người dân để họ thoát nhà ổ chuột, nhưng giờ người dân đã phát triển thành những cộng đồng dân cư.
Từ kinh nghiệm Singapore, ông David Koh chia sẻ: "Giấc mơ Việt Nam hiện nay không phải là các tòa nhà chọc trời mà là xây dựng được những nhà ở có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà người dân có khả năng mua và ở được".
-
TTO - Làm thế nào để khi xây nhà ít gây ảnh hưởng đến nhà bên cạnh? Nếu hàng xóm xây nhà làm hư hỏng nhà mình thì liên hệ ai, nơi nào giải quyết? Cả bên xây nhà và bên bị ảnh hưởng cần làm gì để tránh tranh chấp, khiếu kiện kéo dài?...
-
TTO - Hiện nay, theo số liệu của Công ty TNHH MTV cà phê Việt Thắng (Tập đoàn cà phê VN), trên các diện tích đất lấn chiếm, sang nhượng này đã xây dựng 66 căn nhà hoàn thiện, dở dang.
-
TTO - Năm 2020, thị trường bất động sản TP.HCM tiếp tục thiếu hụt nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là các sản phẩm nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.
-
TTO - Một dự án nhà đất tại Q.10, TP.HCM chưa được cấp phép đã rao bán căn hộ. Trong năm qua, UBND quận đã ba lần phát thông tin cảnh báo ngăn chặn việc quảng cáo và rao bán này. Nhưng vì sao chưa thể xử lý việc này?
-
TTO - Theo báo cáo của phường, dù được cấp phép xây dựng một căn nhà ở riêng lẻ với quy mô 1 trệt, 3 lầu, chủ đầu tư đã xây dựng hàng loạt công trình không phép trên nhiều thửa đất khác nhau với quy mô hàng chục ngàn mét vuông.
-
TTO - Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường đặc biệt lưu ý đến việc cấp giấy chủ quyền cho căn hộ chung cư.
-
TTO - Tài liệu thu thập và kết quả điều tra cho thấy ông Đặng Tiến Trường (giám đốc Công ty cổ phần King Home Land) đã ký nhiều hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với 22 cá nhân, nhận tổng cộng gần 21,7 tỉ đồng.
-
TTO - Bị người khác chiếm dụng đất xây nhà ở, tòa án xử trả lại đất cho chủ đất nhưng người chiếm dụng vẫn ở. Gần 2 năm nay, chủ đất gặp nhiều rắc rối khi làm lại giấy tờ đất và đòi lại đất.
-
TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 101 (năm 2015) về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
-
TTO - UBND quận 10 đề nghị Sở Thông tin và truyền thông và Trung tâm báo chí TP.HCM hỗ trợ ngăn chặn thông tin quảng cáo sai về dự án Sunshine Continental trên địa bàn quận này.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận