02/03/2011 05:23 GMT+7

Nhóm ngành vật liệu: hai hướng đào tạo

TS LÊ THỊ THANH MAI (ĐHQG TP.HCM)
TS LÊ THỊ THANH MAI (ĐHQG TP.HCM)

TT - Ngành học này phù hợp với những người yêu thích lĩnh vực vật liệu có khả năng quan sát, khám phá, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề.

Xn16pEgu.jpgPhóng to
Thí sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Cần Thơ ngày 27-2 - Ảnh: Như Hùng

Chi tiết tuyển sinh nhóm ngành vật liệu<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tên trường tổ chức thi

Ngành tuyển sinh

Ðiểm chuẩn 2010

ÐTB trúng tuyển NV1

Trường ÐH Bách khoa Hà Nội

Khoa học và công nghệvật liệu

16,0

19,5

Trường ÐH Bách khoa (ÐH Ðà Nẵng)

Công nghệ vật liệu (silicat, polymer)

16,0

17,6

Trường ÐH Khoa học tự nhiên (ÐHQG Hà Nội)

Khoa học vật liệu

17,0

17,6

Trường ÐH Bách khoa (ÐHQG TP.HCM)

Kỹ thuật vật liệu (vật liệu polymer, silicat, kim loại)

15,5

18,1

Trường ÐH Bách khoa (ÐHQG TP.HCM)

Vật liệu và cấu kiện xây dựng

15,5

17,0

Trường ÐH Khoa học tự nhiên (ÐHQG TP.HCM)

Khoa học vật liệu (vật liệu màng mỏng, vật liệu polymer)

14,0

15,6

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng VN đến năm 2020, mục tiêu phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như ximăng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, cát xây dựng và vật liệu trang trí hoàn thiện, đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường.

Tại TP.HCM, đến năm 2020 nhu cầu nhân lực cần được đào tạo và cung cấp cho ngành vật liệu xây dựng từ nay đến năm 2020 là 5.369 người. Trong đó cần 270 kỹ sư, 430 trung cấp kỹ thuật và 4.669 công nhân kỹ thuật.

Về đào tạo, hiện có hai hướng đào tạo chính gồm khoa học vật liệu và công nghệ vật liệu. Nếu theo học ngành khoa học vật liệu, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản và khả năng thực nghiệm về cấu trúc vật liệu; các phương pháp chế tạo vật liệu; các phương pháp đo đạc và nghiên cứu vật liệu; các tính chất cơ bản của các loại vật liệu khác nhau và những ứng dụng chính của chúng.

Nếu học ngành công nghệ vật liệu, người học được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có hiểu biết sâu sắc về cấu trúc, tính chất vật liệu xây dựng cũng như công nghệ: xử lý, gia công, chế tạo và ứng dụng vật liệu trong các lĩnh vực cụ thể.

Kỹ sư ngành vật liệu có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất thuộc những lĩnh vực về vật liệu kim loại, vật liệu silicat (ximăng, gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất...), và vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, composite...), các cơ quan quản lý các cấp, các công ty tư vấn, các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, các trung tâm nghiên cứu...

TS LÊ THỊ THANH MAI (ĐHQG TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên