Thứ 4, ngày 17 tháng 8 năm 2022
Những chung cư cũ nào ở Hà Nội sẽ được chỉnh trang, cải tạo?
TTO - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành nghị quyết số 06 về Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, theo đó nhiều khu chung cư cũ ở một số quận trung tâm đã được đưa vào diện chỉnh trang, cải tạo.

Chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D trên địa bàn quận Đống Đa - Ảnh: QUANG THẾ
Ngoài những chung cư nguy hiểm cấp độ D thì một số khu chung cư như: Kim Liên, Trung Tự (cùng ở quận Đống Đa), Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam (cùng ở quận Thanh Xuân), Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) sẽ được đẩy mạnh chỉnh trang trong thời gian tới.
"Đối với chung cư cũ Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) thực hiện dở dang theo chủ trương thí điểm trước đây phải có phương án, kế hoạch cụ thể đối với việc cải tạo, xây dựng lại", nội dung nghị quyết số 06 nêu.
Theo nghị quyết được ban hành ngày 20-9, Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội thống nhất, biểu quyết 100%, đồng ý về chủ trương đối với nội dung đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội.
Nghị quyết cũng lưu ý đẩy nhanh tiến độ rà soát, kiểm định, đánh giá toàn diện hiện trạng các khu chung cư cũ trên địa bàn thành phố, nhất là các khu chung cư cũ đã xuống cấp, quá niên hạn sử dụng.
"Đặc biệt cần quan tâm nghiên cứu giải quyết tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch; các chính sách về giải phóng mặt bằng, bố trí nhà tạm cư (nhà ở tạm thời) và bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.
Nghiên cứu, bổ sung giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính đối với các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm tra, giám sát...", nội dung nghị quyết số 06.

Chung cư cũ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Ảnh: QUANG THẾ
Ngày 22-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng để nghị quyết 06 đi vào thực tế thì quá trình khảo sát, đánh giá lại chung cư cũ rất quan trọng.
"Như nhà chung cư E6, E7 Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng là hai tòa nhà có vị trí rất tốt, xuống cấp đến 20 năm nay, tầng 1 lún đến 1,8m nhưng vẫn chưa cải tạo. Như khu Nguyễn Công Trứ triển khai dở dang gây mất niềm tin cho nhân dân.
Tôi nghĩ chúng ta không nên làm dàn trải mà dựa vào thực tế, cải tạo chỗ nào được chỗ đó. Lấy khu chung cư cải tạo thành công làm điển hình, tạo niềm tin xã hội", ông Tùng nói.
Ông Tùng cho rằng để thành công, triển khai nhanh chóng thì chính quyền địa phương làm chủ đạo, doanh nghiệp tham gia qua hình thức đấu thầu.
"Đối với công việc đánh giá chung cư cũ, theo tôi, cần một đơn vị độc lập để đảm bảo tính khách quan", ông Tùng nói.
Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng hiện nay đang điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội thì phải xem xét lại quy hoạch cục bộ các khu chung cư cũ.
Thậm chí, nên xây dựng đô thị nén cục bộ tại các khu chung cư cũ cần cải tạo để dành đất làm công viên cây xanh, công trình công cộng, nhằm phục vụ lại cho dân cư ở đó và cải thiện môi trường sống xung quanh.
"Chúng ta đã biết thời gian qua nhiều khu chung cư cũ hạ tầng thấp là nơi bùng phát dịch bệnh COVID-19, như ở Thanh Xuân Trung. Với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì quá trình cải tạo chung cư cũ không được dừng lại mà phải quyết liệt hơn nữa...", ông Tùng nói.
-
TTO - Theo Viện nghiên cứu Beike, căn hộ trống ở Trung Quốc là 12,1%, tương đương 50 triệu căn. Còn theo Capital Economics, một công ty nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại London, khoảng 100 triệu căn hộ khác có khả năng đã được mua nhưng không ai ở.
-
TTO - Dự kiến có khoảng 3,4 triệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà từ gói 6.600 tỉ đồng này. Tuy nhiên, theo cập nhật của Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), đến chiều 15-8 chỉ mới có hơn 1,2 triệu người được nhận hỗ trợ.
-
TTO - Ngày 15-8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bất ngờ cắt giảm lãi suất chủ chốt - lãi suất do ngân hàng trung ương đặt ra cho các ngân hàng lớn - nhằm phục hồi nhu cầu tín dụng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
-
TTO - Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, Công ty Rạng Đông bị phạt hơn 150 triệu đồng.
-
TTO - Các bungalow xây dựng ở xã Hàm Ninh hầu hết đều không phép. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân có công trình này dừng ngay các hoạt động kinh doanh, cơ quan chức năng sẽ xử lý đúng theo quy định pháp luật.
-
TTO - Liên quan vụ "Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất... hơn 2.000ha rừng", cơ quan chức năng vừa phát hiện có 65 sổ đỏ bị cấp sai và phải thu hồi. Tuy nhiên nhiều sổ đỏ trong số này chưa thể thu hồi vì đã thế chấp ngân hàng.
-
TTO - Cuộc khủng hoảng nợ tín dụng đã đẩy các tập đoàn bất động sản ở Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu vốn và ngập trong nợ nần với các dự án phát triển nhà ở, trong khi người mua nhà cũng rơi vào cảnh lao đao vì chưa nhận được nhà và nợ nần.
-
TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi lãnh đạo các quận, huyện, TP Thủ Đức yêu cầu đẩy nhanh tiến độ gói hỗ trợ tiền thuê trọ cho khoảng 1 triệu lao động theo quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
-
TTO - UBND tỉnh Long An đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trường hợp một văn bản giả mạo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư một khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
TTO - Liên quan đến việc hủy kết quả đấu giá 4 lô đất từng trúng đấu giá, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, TP đang làm các thủ tục để hủy kết quả đấu giá và xử lý những tồn tại.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận