11/05/2018 16:04 GMT+7

Ở chung cư, chỉ khi 'cháy nhà mới biết mặt hàng xóm'

NGUYỄN VĂN CÔNG (Đồng Nai)
NGUYỄN VĂN CÔNG (Đồng Nai)

TTO - “Cháy nhà mới biết mặt hàng xóm” là cách nói cường điệu nhưng phần nào phản ánh lối sống khép kín, cô lập của các hộ trong chung cư thời nay.

Theo tôi, để góp phần xây dựng văn hóa chung cư thì các cư dân ở đây cần thay đổi những quan niệm không đúng, những thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

1. Bỏ quan niệm "Việc của nhà tôi, không liên quan đến anh..."

Anh trai tôi có một căn hộ chung cư tại Q.Thủ Đức (TP.HCM). Là người mới chuyển từ quê lên ở nên những ngày đầu anh thi thoảng đến những nhà hàng xóm lân cận hỏi han để tạo tình thân.

Song, sau một tháng anh đã hiểu ra rằng "ở chung cư nhiều người không thích giao du, không muốn người khác quan tâm đến cuộc sống của gia đình mình".

Anh kể một lần nhà hàng xóm có mấy thanh niên uống rượu khuya, chửi bới ồn ào, anh đến chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng bị chủ nhà "cảnh cáo", đuổi về vì "đó là việc của nhà tôi, không liên quan đến anh".

Sự ích kỷ dễ lên ngôi khi người ta tạo cho mình sự "bá chủ", thích làm gì thì làm, không quan tâm đến những người xung quanh.

Anh tôi kể không ít chị em sống trong chung cư mà nện guốc với âm thanh chát chúa trên hành lang vào giữa đêm khuya khiến người ở tầng dưới đang nghỉ ngơi hay làm việc khuya đều cảm thấy khó chịu.

Đặc biệt là nạn xả rác bừa bãi, vứt tàn thuốc, khạc nhổ ở hành lang, trong cầu thang máy, nói tục chửi thề, hát karaoke với âm thanh hết công suất, nói lớn tiếng, làm ồn ào, chen lấn... xảy ra như cơm bữa.

Trong khi đó, phần lớn những quy định của ban quản trị chung cư chủ yếu để mọi người tự giác chấp hành, chứ hiếm khi ai đó bị phạt vì vi phạm.

2. Bỏ quan niệm "makeno - mặc kệ nó"

Một lần chị dâu tôi bị tụt huyết áp dẫn đến choáng váng, anh tôi cần đưa vợ đi cấp cứu gấp. Lúc ra cầu thang máy thì đã có rất nhiều người ở trong thang máy và không ai bước ra nhường cho người bệnh đi trước. Có người còn vô tình bảo anh tôi chờ để họ xuống trước...

Ở chung cư mà người lớn cư xử như vậy thì con trẻ lớn lên bắt chước hành vi của người lớn sẽ thiếu hụt sự đồng cảm, chia sẻ với cộng đồng, chỉ biết quan tâm đến bản thân mình.

Do vậy, cần loại bỏ ngay cái hội chứng "makeno" để mỗi người sống rộng lượng hơn, tương thân tương ái với những người xung quanh.

Cây cỏ xanh mướt ở chung cư Lê Thị Riêng

4483760416_0x1a3497 1(read-only)

Các lô chung cư Lê Thị Riêng bao bọc xung quanh công viên cây xanh và thảm cỏ mát mẻ - Ảnh: Hữu Khoa

Kể từ vụ cháy chung cư Carina, nhiều người e ngại, cân nhắc việc ở chung cư.

Riêng tôi vẫn thích sống ở chung cư vì chung cư nơi tôi ở tọa lạc tại khu vực trung tâm TP.HCM, đi lại rất tiện lợi.

Đó là chung cư Lê Thị Riêng, nằm ngay phía sau công viên Lê Thị Riêng trên đường Cách Mạng Tháng Tám, P.15, Q.10.

Năm lô chung cư ở đây bao quanh một công viên nhỏ với nhiều cây xanh và cỏ xanh mướt, trông thật mát mắt.

Đa số chung cư ở thành phố đều xây dựng sát nhau, không còn khoảng trống để trồng cây hoặc làm công viên, thì chung cư nơi tôi ở có khoảng không gian trống rất rộng.

Chung cư này không xây quá cao, mỗi lô chỉ xây năm tầng nên bà con đi lại rất thuận tiện.

Có nhiều lý do để tôi thích ở chung cư nơi mình sống, nhưng có thể kể một số lý do cơ bản sau đây:

- An ninh: ban quản lý chung cư có thành lập đội an ninh trật tự đi kiểm soát ngày đêm. Mỗi lô đều lắp camera giám sát an ninh

- Phòng cháy chữa cháy: mỗi ba tháng, đội PCCC ở chung cư kết hợp với quận và TP diễn tập một lần

- Vệ sinh: đội vệ sinh quét dọn mỗi ngày rất sạch sẽ.

- Tinh thần tương thân tương ái: cứ ba tháng một lần, những người khá giả ở chung cư hùn tiền nhau mua gạo, thực phẩm nấu cơm, làm đồ ăn rồi chia vào hộp đem giúp đỡ người nghèo.

Nguyễn Đăng Nghị

(Lô H, chung cư Lê Thị Riêng)

NGUYỄN VĂN CÔNG (Đồng Nai)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên