07/12/2023 19:07 GMT+7

PC07 TP.HCM nêu những lỗi PCCC các doanh nghiệp hay mắc phải

Đại diện Phòng PC07 Công an TP.HCM cho biết trong giai đoạn tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp cũng gặp khó trong việc đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống PCCC.

Đại tá Nguyễn Minh Khương, phó cục trưởng cục C07, phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: MINH HÒA

Đại tá Nguyễn Minh Khương, phó cục trưởng cục C07, phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: MINH HÒA

Chiều 7-12, Ban chuyên đề Công an TP.HCM phối hợp Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm "Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng, khu công nghiệp".

Tham dự có đại tá Nguyễn Minh Khương, phó cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (C07) Bộ Công an; thượng tá Nguyễn Đình Dương, phó giám đốc Công an TP.HCM; đại tá Huỳnh Quang Tâm, trưởng Phòng PC07; đại tá Bùi Ngọc Giáp, trưởng Ban chuyên đề Công an TP.HCM...

Phát biểu tại buổi tọa đàm, đại tá Huỳnh Quang Tâm cho biết trong thời gian qua, các doanh nghiệp, cơ sở vừa phải trải qua khoảng thời gian ngừng hoạt động do dịch bệnh COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Do đó, kinh phí đầu tư hoạt động trở lại rất lớn, trong đó có kinh phí đầu tư cho công tác PCCC. Các doanh nghiệp, người dân thuê mặt bằng để đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống PCCC cũng vấp phải nhiều khó khăn.

Về công tác quản lý nhà nước, lực lượng Phòng PC07 sẽ tăng cường hướng dẫn trực tiếp cho toàn bộ các cơ sở còn tồn tại vi phạm, từ đó có lộ trình, phương án khắc phục vi phạm để phục hồi hoạt động. 

Duy trì công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc khắc phục các tồn tại, vi phạm của cơ sở để kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn phương án khắc phục phù hợp với từng điều kiện của cơ sở.

Đại tá Huỳnh Quang Tâm, trưởng Phòng PC07, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: MINH HÒA

Đại tá Huỳnh Quang Tâm, trưởng Phòng PC07, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: MINH HÒA

Đề cập đến các vi phạm thường gặp về lối thoát nạn ở nhà cao tầng và khu công nghiệp, đại tá Nguyễn Minh Khương cho biết các vi phạm chủ yếu là chiều mở cửa đối với các gian phòng không theo hướng thoát nạn, bố trí vật dụng trên hành lang, trong cầu thang thoát nạn. Cửa vào buồng thang không đảm bảo tự động đóng kín (do hỏng cơ cấu tự đóng, do người sử dụng chèn cửa...).

Đóng, khóa cửa lối thoát nạn, cửa lối lên mái nhà, thang thoát nạn thông trực tiếp xuống tầng hầm, không có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn ở từng tầng, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn lối thoát nạn không đảm bảo hoạt động...

Theo đại tá Khương, nguyên nhân dẫn đến những sai phạm đối với các cơ sở, công trình chủ yếu là ý thức chấp hành quy định pháp luật về PCCC của chủ đầu tư chưa đầy đủ hoặc chưa nắm rõ quy định về PCCC.

Còn đặt nặng mục tiêu lợi nhuận, cắt giảm chi phí đầu tư cho PCCC, một số chủ đầu tư cố tình không chấp hành nghiêm quy định của pháp luật như: thi công hệ thống PCCC không đúng thiết kế được duyệt; không thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC trước khi đưa công trình vào hoạt động.

Số liệu thống kê tính đến ngày 23-5-2023, toàn quốc có 1.853 dự án, công trình xây dựng mới có khó khăn vướng mắc trong quá trình thẩm duyệt về PCCC nên chưa được cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

Lãnh đạo Công an TP.HCM trả lời các doanh nghiệp trong buổi tọa đàm - Ảnh: MINH HÒA

Lãnh đạo Công an TP.HCM trả lời các doanh nghiệp trong buổi tọa đàm - Ảnh: MINH HÒA

Cháy nhà trong hẻm đường Lê Văn Sỹ, hai người tử vongCháy nhà trong hẻm đường Lê Văn Sỹ, hai người tử vong

Đám cháy bùng lên từ căn nhà trong hẻm đường Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình khiến hai người chết. Vụ cháy nhà cũng khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên