26/10/2023 13:10 GMT+7

Phát hiện vụ nổ phát xạ sáng hơn dải ngân hà 1 triệu lần tạo ra nguyên tố hiếm

Kính viễn vọng không gian James Webb và các đài quan sát khác đã chứng kiến ​​một vụ nổ lớn trong không gian tạo ra các nguyên tố hóa học quý hiếm.

Đài quan sát của Neil Gehrels Swift chụp được ánh hào quang của một vụ nổ tia gamma - Ảnh: NASA/SWIFT

Đài quan sát của Neil Gehrels Swift chụp được ánh hào quang của một vụ nổ tia gamma - Ảnh: NASA/SWIFT

Trong hơn 50 năm quan sát không gian, đây là lần thứ hai các kính thiên văn trên thế giới phát hiện ra vụ nổ tia gamma lớn.

Vụ nổ phát xạ sáng hơn dải ngân hà 1 triệu lần. Các vụ nổ tia gamma là sự phát xạ ngắn của dạng ánh sáng giàu năng lượng nhất.

Vụ nổ đặc biệt này - ký hiệu là GRA 230307A - có khả năng được tạo ra khi hai sao neutron - tàn dư của các ngôi sao siêu tân tinh - hợp nhất trong một thiên hà cách chúng ta khoảng 1 tỉ năm ánh sáng.

Theo một nghiên cứu được công bố hôm 25-10 trên tạp chí Naturevụ nổ tia gamma ngoài việc phát xạ cực sáng nó còn tạo ra kilonova - một sự kiện thiên văn hiếm, xảy ra khi một ngôi sao neutron hợp nhất với một ngôi sao neutron khác hoặc một lỗ đen.

Ông Andrew Levan, giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Radboud (Hà Lan), cho biết: “Chỉ có một số ít kilonova được biết đến và đây là lần đầu tiên chúng ta có thể quan sát hậu quả của một kilonova bằng kính viễn vọng không gian James Webb”. Ông Levan cũng là thành viên của nhóm phát hiện ra kilonova đầu tiên vào năm 2013.

Ngoài kính viễn vọng James Webb, kính viễn vọng không gian tia Gamma Fermi của NASA, Đài thiên văn Neil Gehrels Swift và Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh quá cảnh đã quan sát được vụ nổ và truy tìm đến vụ sáp nhập sao neutron.

Sau vụ nổ, kính viễn vọng James Webb cũng phát hiện được dấu hiệu hóa học của Tellurium.

Theo Hiệp hội Hóa học hoàng gia, Tellurium là một kim loại quý hiếm, được sử dụng để nhuộm màu thủy tinh và gốm sứ. Nó còn có vai trò trong quá trình sản xuất đĩa CD và DVD có thể ghi lại.

Các nhà thiên văn học hy vọng sẽ tiếp tục tìm ra các nguyên tố khác gần giống Tellurium, có khả năng hiện diện trong vật chất do kilonova giải phóng. Trong đó bao gồm i ốt, chất cần thiết cho phần lớn sự sống trên Trái đất.

Trong tương lai, các kính thiên văn nhạy cảm như Webb và kính viễn vọng không gian Nancy Grace Roman - dự kiến phóng vào năm 2027 - có thể giúp các nhà thiên văn khám phá thêm nhiều kilonova.

Qua các vụ nổ hiếm gặp này sẽ cung cấp cho các nhà thiên văn học những hiểu biết sâu về cách thức tạo ra các nguyên tố hóa học hiếm.

Phát hiện "nghĩa địa" của các ngôi sao chết bị bắn ra khỏi Dải Ngân hàPhát hiện 'nghĩa địa' của các ngôi sao chết bị bắn ra khỏi Dải Ngân hà

TTO ‐ Các chuyên gia tại Viện Thiên văn học thuộc Đại học Sydney (Úc) đã phát hiện một "nghĩa địa" khổng lồ gồm những ngôi sao đã chết. "Xác" của chúng văng ra khỏi Dải Ngân hà và hiện đang tồn tại dưới dạng sao neutron hoặc lỗ đen.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên