Chủ nhật, ngày 22 tháng 5 năm 2022
Phó thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu thực hiện 6-10 triệu căn nhà ở xã hội
TTO - Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa chỉ đạo Bộ Xây dựng nghiên cứu, trao đổi cụ thể với Công ty CP Tập đoàn Apec Group về đề xuất xây dựng 6 - 10 triệu căn nhà ở xã hội trong 10 năm tới của doanh nghiệp này.

Dự án nhà ở xã hội Rice City Linh Đàm, TP Hà Nội - Ảnh: Nam Trần
Trước đó, Công ty CP Tập đoàn Apec Group (Tập đoàn Apec) đã có văn bản gửi Thủ tướng về việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội thông qua việc xây dựng 6 - 10 triệu căn hộ cho các đối tượng an sinh xã hội trong giai đoạn 2021 - 2031.
Đây là một mục tiêu khá tham vọng, bởi trong chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Chính phủ chỉ đặt mục tiêu xây dựng khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội nhưng khả năng khó đạt được.
Tính đến hết năm 2020, sau gần 10 năm phát triển nhà ở xã hội, cả nước có 254 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành, tương đương 108.800 căn, với tổng diện tích khoảng 5,4 triệu m2 nhà ở, đạt 43% mục tiêu đề ra.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng 6 - 10 triệu căn nhà ở xã hội trong những năm tới, Tập đoàn Apec kiến nghị Thủ tướng hàng loạt giải pháp, trong đó có việc lập quy hoạch các đô thị nhà ở xã hội quy mô lớn, quy hoạch phải có sự đồng bộ và kết nối với hạ tầng kỹ thuật với đô thị trung tâm, khu công nghiệp bằng các tuyến giao thông công cộng thuận lợi.
Trong đó, TP.HCM và Hà Nội, mỗi địa phương cần tạo quỹ đất 3.000 - 5.000ha để làm các khu đô thị nhà ở xã hội rộng 50 - 300ha.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần đặt mục tiêu phát triển 10 triệu căn nhà ở xã hội, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 xây dựng 2 - 4 triệu căn, giai đoạn 2026 - 2030 hoàn thành thêm 4 - 6 triệu căn hộ nhà ở xã hội.
Cho phép doanh nghiệp được chuyển đổi đất khu công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, đất nông nghiệp sang mục đích đất để đầu tư khu đô thị nhà ở xã hội.
Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tách dự án nhà ở xã hội ra khỏi trần cho vay bất động sản vì đây là nhóm sản phẩm rủi ro thấp, nhu cầu lớn, không tạo nguy cơ gây bong bóng bất động sản.
Về nguồn vốn đầu tư xây dựng 6 - 10 triệu căn nhà ở xã hội những năm tới, Tập đoàn Apec cũng kiến nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội có thể IPO (niêm yết) trên thị trường chứng khoán để huy động vốn làm nhà ở xã hội. Đồng thời, hỗ trợ cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội được vay vốn giá rẻ từ các định chế tài chính nước ngoài như World Bank, IFC.
Ông Nguyễn Quang Huy - phó tổng giám đốc Tập đoàn Apec - cho biết nếu nhận được sự ủng hộ từ các bộ, ngành, tập đoàn sẽ là đơn vị tiên phong đầu tư các khu nhà ở an sinh xã hội 5 sao với quy mô lớn, đáp ứng 5 tiêu chí:
Chất lượng cao, thẩm mỹ đẹp, sinh thái, thông minh, tiện ích đầy đủ. Diện tích các căn hộ nhà ở xã hội từ 25 - 75m2, giá bán các căn hộ tại Hà Nội, TP.HCM từ 13 - 16 triệu đồng/m2, các tỉnh khác sẽ rẻ hơn từ 9 - 14 triệu đồng/m2.
Với quỹ đất đang được các địa phương giao phát triển nhà ở, khu công nghiệp, Tập đoàn Apec cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép chuyển đổi 60 - 100ha tại Cần Thơ, 50ha tại Khu công nghiệp Điềm Thụy B (Thái Nguyên), 200ha tại Hải Phòng để xây dựng các khu nhà ở xã hội.
"Tại Hà Nội, Tập đoàn Apec cũng đang được thành phố giao nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết 5 khu đô thị nhà ở xã hội, với tổng diện tích khoảng 304,64ha, tại các khu vực Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín, Thanh Trì", ông Huy cho biết thêm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Xuân Dũng - cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - cho biết bộ đã có văn bản trả lời doanh nghiệp. Tinh thần bộ sẽ tiếp thu các đề xuất của doanh nghiệp, nhưng các con số đề xuất của doanh nghiệp thiếu cơ sở dữ liệu, không cụ thể.
Về nguyên tắc, bộ ủng hộ doanh nghiệp làm nhà ở xã hội nhưng phải nêu rõ phát triển dự án nào, tiến độ sao và huy động tiền đâu để làm, không nói chung chung được.
-
TTO - Sở Thông tin - truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết đang thu thập các chứng cứ liên quan tới việc người mẫu Ngọc Trinh tung tin sai sự thật.
-
TTO - Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng sau khi kiểm tra thực địa tại Nông trường Quý Cao, huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo tập trung xử lý dứt điểm vấn đề giải thể của doanh nghiệp cũng như tình trạng xây dựng trái phép tràn lan tại nông trường.
-
TTO - Dù không phải cán bộ, nhân viên thuộc Nông trường Quý Cao nhưng vẫn có đất giao khoán tại đây và ngang nhiên xây dựng công trình nhà ở kiên cố, biệt thự, nhà nghỉ... từ nhiều năm nay mà không bị cơ quan nào kiểm tra, xử lý dứt điểm.
-
TTO - Trong khi các nhà đầu tư lo lắng về việc tăng lãi suất, về chuỗi cung ứng và suy thoái kinh tế, các tỉ phú càng lo lắng hơn. Và họ đang đổ xô vào một loại tài sản đã được chứng minh về khả năng bảo vệ của cải: đất nông nghiệp.
-
TTO - Lãnh đạo thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) khẳng định không có chuyện người mẫu Ngọc Trinh mua 11ha đất ở địa phương để làm homestay như các trang mạng, báo thông tin. Đây chỉ là chiêu trò để thổi giá đất.
-
TTO - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới công trình biệt thự xây sai phép tại số 9, nhà B khu biệt thự 5,2ha tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy).
-
TTO - Lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp lấn chiếm đất phi nông nghiệp để san ủi, xây dựng kè chắn ở Cụm công nghiệp Tam Đàn.
-
TTO - Chủ tịch UBND phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) bị kỷ luật cảnh cáo vì đã để công trình biệt thự số 9, nhà B, khu biệt thự 5,2ha vi phạm kéo dài, không có biện pháp ngăn chặn.
-
Với không gian sống trong lành, bất động sản ven sông được nhiều người quan tâm và có mức giá ‘nhỉnh’ hơn so với bất động sản ở khu vực khác.
-
TTO - Doanh nghiệp chia sẻ khi thoái vốn lo nhất là đánh giá giá trị doanh nghiệp, sợ nhất 'ông' đất.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận