07/05/2004 15:25 GMT+7

Phóng viên chiến dịch Điện Biên Phủ: "Ra ngõ là gặp anh hùng"

HỒNG SƠN thực hiện
HỒNG SƠN thực hiện

TTO - Tổ chức cuộc triển lãm riêng về chuyên đề Điện Biên Phủ (*), họa sĩ - đại tá Phạm Thanh Tâm muốn tái hiện lại ký ức của nửa thế kỷ trước bằng tranh vẽ trong vai trò của một nhân chứng sống tham gia trực tiếp và là một cựu phóng viên trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

tdL8nTQu.jpgPhóng to
Họa sĩ Phạm Thanh Tâm đang xem lại quyển nhật ký 50 năm trước có minh họa bằng hình ảnh
TTO - Tổ chức cuộc triển lãm riêng về chuyên đề Điện Biên Phủ (*), họa sĩ - đại tá Phạm Thanh Tâm muốn tái hiện lại ký ức của nửa thế kỷ trước bằng tranh vẽ trong vai trò của một nhân chứng sống tham gia trực tiếp và là một cựu phóng viên trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

* Cơ duyên nào đưa ông trở thành một phóng viên chiến trường?

- Họa sĩ Phạm Thanh Tâm: Khi đủ 18 tuổi tôi xin vào bộ đội, trực thuộc Trung đòan 34, rồi Trung đòan Tất Thắng. Năm 1950, biết tôi từng vẽ tranh cổ động và tuyên truyền kháng chiến, đơn vị đã phân công cho tôi làm phóng viên báo Tất Thắng của trung đòan. Đến cuối 1953, khi bắt đầu vào chiến dịch, tôi được lệnh điều về báo Quyết Thắng của Đại đòan 351 và có mặt từ đầu đến khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

5eXCyhNy.jpgPhóng to
Bức ký họa mới vừa hòan thành về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
* Thời ấy làm báo có gì khó khăn và việc phát hành ngoài mặt trận như thế nào, thưa ông?

- Khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi là phóng viên báo Quyết Thắng của Đại đoàn 351 với cấp bậc chính trị viên trung đội. Để có được những thông tin chính xác và cập nhật, tôi phải lặn lội đến các trận địa để chứng kiến, ghi lại những gì tai nghe mắt thấy. Sau đó băng đèo, lội suối mất hàng nửa ngày đem thông tin về sở chỉ huy để viết bài. Mà thời đó máy ảnh hiếm hoi lắm chứ đâu hiện đại như bây giờ, nên các bài báo viết xong tôi tự vẽ minh họa.

Do thời buổi chiến tranh và hành quân liên miên nên cứ lúc nào đủ bài cho hai trang (khổ như tờ A3 in hai mặt bây giờ) là in chứ đâu có qui định báo ngày hay báo tuần gì. Mỗi lần như thế ra khoảng 50 tờ thôi, báo được in bằng máy Stencil (dạng in lưới), giấy rất xấu. In xong thì mang theo ra các mặt trận phát cho anh em bộ đội. Cứ thế tôi vừa là người viết, vẽ, vừa phụ in ấn và phát hành luôn! (cười)

* Là phóng viên có mặt trực tiếp ở các mặt trận lúc ấy, ông có chứng kiến hay viết bài về các gương anh hùng như Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn...?

- Tiếc là tôi không được chứng kiến tận mắt nên không viết bài về những nhân vật này mà chỉ vẽ tranh qua lời kể của anh em. Những năm tháng oanh liệt đó có thể nói là ra ngõ gặp anh hùng, còn rất nhiều những tấm gương anh dũng khác nữa mà Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót hay Bến Văn Đàn chỉ là những điển hình nổi bật nhất.

Như chuyện lấy thân chèn pháo chẳng hạn, có nhiều người đã dũng cảm lao thân vào bánh xe để cứu pháo, trong đó Tô Vĩnh Diện đã rất thông minh khi lấy vai hất bánh xe cho pháo lao về phía núi khỏi rớt xuống vực. Sau này nhiều người đã học tập tinh thần hy sinh dũng cảm đó.

* Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ông tiếp tục viết báo hay theo con đường hội họa?

- Chiến thắng Điện Biên xong tôi trở về hậu cứ, vẽ tranh về Điện Biên mừng công và gửi lên trung ương. Sau đó được điều lên công tác ở Tổng cục Chính trị, tiếp tục vừa vẽ tranh vừa viết báo cho Quân Đội Nhân Dân, Văn Nghệ Quân Đội, Hình Ảnh Quân Đội. Kháng chiến chống Mỹ nổ ra, tôi tham gia đi B và viết cho báo Tiền Tuyến với bút danh Hùynh Biếc. Khi miền Nam được giải phóng tôi vẫn viết báo cho các tờ Văn Nghệ Quân Đội, Văn Nghệ TP.HCM...

Từ năm 1978 tôi được bổ nhiệm làm giám đốc Xưởng mỹ thuật quân đội, sau đó làm cố vấn cho Bảo tàng Quân đội trước khi về hưu và trở thành một họa sĩ tự do cho đến nay.

* Là một người từng tham gia trong chiến dịch lịch sử này, cảm nhận của ông như thế nào trước một TP Điện Biên đổi mới hôm nay?

- Cách đây khoảng 10 năm tôi đã đến Điện Biên một lần, nhưng lần trở lại vừa rồi thật sự đã gây cho tôi nhiều xúc động. TP Điện Biên bây giờ đã có bộ mặt hoàn toàn toàn mới và tràn đầy sức sống. Có thể nói đây là một TP độc đáo và không giống bất kỳ TP nào. Dưới chân đồi là phố xá, nhà cửa mới đẹp bao quanh, còn trên đồi vẫn giữ lại những dấu tích của Điện Biên Phủ một thời cho du khách tham quan.

_______________

(*) Từ 25-5 đến 6-6-2004, tại Nhà trưng bày triển lãm TP.HCM (92, Lê Thánh Tôn, Q.1)

HỒNG SƠN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên