12/05/2023 15:56 GMT+7

Quân đội Thái Lan cam kết không đảo chính

Lãnh đạo quân đội Thái Lan khẳng định sẽ không đảo chính, đồng thời cho rằng từ này nên bị xóa khỏi từ điển, trước thềm cuộc bầu cử ngày 14-5 tới.

Quân đội Thái Lan cam kết không đảo chính - Ảnh 1.

Tướng Narongpan Jitkaewthae khẳng định quân đội Thái Lan sẽ không đảo chính nữa - Ảnh: Khaosod English

Trước lo ngại quân đội Thái Lan có thể đảo chính để níu giữ quyền lực nếu chính quyền Thủ tướng Prayut Chan-o-cha thất bại trong cuộc bầu cử tới, Tướng Narongpan Jitkaewthae khẳng định nước này sẽ không quay lại chính quyền quân sự. 

"Không nên có (một cuộc đảo chính) nữa. Đối với tôi, từ này nên bị xóa khỏi từ điển", Hãng tin AFP dẫn lời ông Narongpan nói với báo giới ngày 11-5. Theo ông Narongpan, các cuộc đảo chính trong quá khứ "rất tiêu cực".

Trong thế kỷ qua, quân đội đã lên nắm quyền hàng chục lần ở Thái Lan, gần đây nhất là cuộc đảo chính năm 2014 đưa cựu tư lệnh quân đội Prayut lên làm lãnh đạo.

Cuộc bầu cử ngày 14-5 tới sẽ là cuộc đụng độ giữa phe đối lập đứng đầu là Đảng Pheu Thai, dưới sự dẫn dắt của con gái út cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, và phe quân sự với đại diện là ông Prayut.

Đảng Pheu Thai đang dẫn trước trong các cuộc thăm dò. Tuy nhiên, dù có giành được đa số các ghế ở Hạ viện trong cuộc bầu cử lần này, đảng này cũng không đảm bảo có thể nắm quyền.

Theo quy định, ghế thủ tướng sẽ do 500 nghị sĩ, hạ nghị sĩ được bầu lần này và 250 thượng nghị sĩ, do chính quyền của ông Prayut bổ nhiệm và có xu hướng nghiêng về các đảng liên minh với quân đội, bầu chọn. 

Năm 2019, sự ủng hộ của Thượng viện đã giúp ông Prayut lên làm thủ tướng đứng đầu một liên minh cầm quyền.

Vì vậy, lần này, Pheu Thai đang vận động cử tri để có chiến thắng áp đảo, đủ để ngăn quân đội nắm quyền.

Trong hai thập kỷ qua, chính trường Thái Lan chìm trong vòng xoáy của biểu tình, đảo chính và giải thể các đảng phái chính trị. Trong đó nổi bật nhất là căng thẳng giữa gia tộc Shinawatra và phe quân đội. Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ năm 2006 và sau đó em gái ông, cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra, cũng phải ra đi sau cuộc đảo chính năm 2014.

Nếu cuộc bầu cử lần này không thể ra được kết quả rõ ràng hoặc kết quả gây tranh cãi, có thể gây ra các bất ổn mới, và Thái Lan khó thể thoát khỏi "văn hóa đảo chính".

Đi bỏ phiếu bầu cử sớm, nhiều người Thái Lan ngất xỉu do nắng nóngĐi bỏ phiếu bầu cử sớm, nhiều người Thái Lan ngất xỉu do nắng nóng

Từ sáng 7-5, hơn 2 triệu người dân Thái Lan đã xếp hàng dài để bỏ phiếu sớm, một tuần trước khi ngày bầu cử chính diễn ra vào 14-5. Do thời tiết nắng nóng, nhiều người đã ngất xỉu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên