Thứ 2, ngày 16 tháng 12 năm 2019
Quảng Nam rà soát dự án san lấp ruộng để phân lô bán nền
TTO - Tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu dừng và rà soát tất cả các dự án san lấp đất ruộng lấy mặt bằng làm khu dân cư, phân lô bán nền và cải tạo đồng ruộng.

Quảng Nam rà soát lại các dự án san lấp đất ruộng làm khu dân cư - Ảnh: T.T
Tại buổi họp báo tình hình kinh tế xã hội tháng 5-2018 chiều 6-6 do UBND tỉnh này tổ chức, các phóng viên đặt vấn đề ở tỉnh này có nhiều dự án san lấp đất nông nghiệp làm khu dân cư, phân lô bán nền mọc lên "nhan nhản".
Một số chưa được cấp phép nhưng vẫn được san lấp, xây dựng, tỉnh đã kiểm tra, kiểm soát như thế nào? Có dự án chưa đền bù, giải phóng mặt bằng, vẫn còn ruộng của dân nhưng vẫn san lấp đất xung quanh khiến dân không sản xuất được.
Dừng để rà soát
Ông Nguyễn Hồng Quang Chánh văn phòng UBND tỉnh, cho biết việc cấp phép dự án san lấp mặt bằng làm khu dân cư phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, trong đó có một số dự án khi đánh giá lại những việc khớp nối quy hoạch thì có nhiều vấn đề chưa đồng bộ.
"Có trường hợp một số dự án khi nhà đầu tư vào, phần nào giải tỏa, đền bù được thì họ làm, còn vùng "nhùng nhằng" về bồi thường, giải phóng mặt bằng để trơ lại đó khiến ruộng dân không thể sản xuất được", ông Quang thừa nhận.
Ông Quang cho biết đối với các dự án khu dân cư, hiện nay tỉnh này đã chỉ đạo rà soát tất cả. Dự án nào đảm bảo tất cả các quy trình đầu tư thì cho làm tiếp, dự án nào chưa đảm bảo thì dừng hoặc tạm dừng.
Ông Quang cũng cho biết thêm từ ngày 1-3-2018, tất cả các dự án khu dân cư, đô thị…chính quyền tỉnh không tiếp nhận hồ sơ nữa.
Thay vào đó, chủ đầu tư đăng ký ở huyện, thị xã, thành phố làm danh mục đầu tư căn cứ vào quy hoạch phát triển nhà ở, báo cáo thường vụ, thường trực cấp đó, sau đó tổng hợp cho Sở xây dựng rà soát, báo cáo UBND tỉnh để rà soát và trình ban thường vụ tỉnh ủy, HĐND tỉnh quyết định.
Ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay các dự án san lấp mặt bằng làm khu dân cư, tỉnh đã rà soát, kể cả việc cải tạo đồng ruộng thì đã dừng hết.
Theo ông Toàn, việc cải tạo đồng ruộng tạo thành những cánh đồng mẫu lớn phù hợp chủ trương của nhà nước, trong đó ngân sách nhà nước không có tiền nên có việc xã hội hóa.
Tuy nhiên có tình trạng các lò gạch không có mỏ nguyên liệu nên lợi dụng việc này, đơn vị thi công khai thác đất quá quy định cho phép, lấy đất sâu xuống để cung cấp các lò gạch dẫn đến người dân không thể sản xuất nông nghiệp được.
Xin ý kiến di dời nhà máy thép Việt - Pháp
Nhiều PV đặt câu hỏi về dự án nhà máy thép Việt - Pháp trước đây ở cụm công nghiệp Thương Tín, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) gây ô nhiễm khiến dân liên tục phản đối, tỉnh có hướng di dời ở huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam), đến thời điểm này thì tỉnh đã chấp thuận hay chưa?

Người dân thị xã Điện Bàn liên tục dựng lều phản đối nhà máy thép Việt Pháp ở cụm công nghiệp Thương Tín gây ô nhiễm - Ảnh: MẠNH TRƯỜNG
Bà Lê Thị Tuyết Hạnh, Phó giám đốc Sở TN-MT Quảng Nam, cho biết nhà máy thép Việt - Pháp hoạt động năm 2011, đến nay đã trải qua nhiều vấn đề và dân khiếu kiện.
Tuy nhiên sau tất cả các lần đi kiểm tra, từ địa phương đến Sở, kiểm tra lấy mẫu (nước thải, khí thải…) phân tích thì "kết quả đều nằm trong giới hạn cho phép".
Ông Huỳnh Khánh Toàn cho hay thêm việc di dời nhà máy thép này, sắp tới tỉnh sẽ báo cáo lên tập thể ban thường vụ tỉnh ủy vì đây là vấn đề phức tạp.
"Nếu đồng thuận sẽ di dời lên, còn không thì phải tỉnh phải đền bù lại cho doanh nghiệp để họ làm việc khác", ông Toàn nói.
-
Trong bối cảnh ô nhiễm ở các thành phố lớn đang ở mức báo động, giờ đây gần như ai cũng muốn sống ở đô thị sinh thái thông minh. Nhưng muốn vậy cần có những gì và ai đã làm được điều đó?
-
TTO - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đang siết chặt quản lý các dự án bất động sản huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, chủ đầu tư dự án đưa thông tin sai về quy hoạch...
-
TTO - Sở Xây dựng TP.HCM vừa ra mắt ứng dụng SXD247 cho phép người dân tra cứu thông tin chính thống dự án nhà ở thương mại từ cơ quan nhà nước, chủ đầu tư dự án và phản ánh góp ý nhanh chóng về cho Sở.
-
Sau hơn 3 năm kể từ khi được ra mắt vào tháng 9-2016, sáng 5-12-2019, dự án Saigon South Residences (SSR) chính thức được bàn giao giai đoạn 1 gồm 962 căn hộ thuộc các tòa nhà A, B, và C.
-
TTO - Ngày 8-12, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả với chủ đầu tư Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà.
-
TTO - Hàng trăm cư dân chung cư cao cấp F-Home 16 Lý Thường Kiệt (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bức xúc vì mua căn hộ vào ở chưa bao lâu đã hư hỏng.
-
TTO - Người dân sống cạnh dự án Đồi Xanh (Marina Hill) Nha Trang vẫn chưa hết lo lắng dù doanh nghiệp đã tháo dỡ tường chắn, nhưng mỗi khi mưa lớn, nước lại chảy ồ ạt vào nhà.
-
TTO - Ngày 6-12, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND TP Hà Nội xử lý dứt điểm vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực để đảm bảo kỷ cương, pháp luật.
-
TTO - Tại phiên chất vấn HĐND TP Cần Thơ sáng 6-12, câu chuyện chủ đầu tư “vẽ tận mây xanh" đối với các dự án bất động sản nhưng ngay cả lãnh đạo thành phố cũng không biết dự án ở đâu, thông qua hồi nào đã làm “nóng” nghị trường.
-
Đây là thời điểm thuận lợi để mua bất động sản vì các yếu tố vĩ mô vẫn ổn định, lãi suất ngân hàng ở mức hợp lý, tăng trưởng kinh tế tốt.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận