07/01/2022 06:20 GMT+7

Số hóa hồ sơ sức khỏe người dân là rất cần thiết

LÂM THIÊN
LÂM THIÊN

TTO - Sau bài viết: Người bệnh tâm thần đi khám sức khỏe được phê 'vẫn bình thường', vì sao?, nhiều bạn đọc cho rằng việc số hóa hồ sơ sức khỏe của người dân để liên thông trong xử lý thông tin giữa các cơ sở khám chữa bệnh là cần thiết.

Số hóa hồ sơ sức khỏe người dân là rất cần thiết - Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn xe đầu kéo tông nhiều xe máy khiến 2 người chết và 15 người bị thương vào chiều 30-12-2021 - Ảnh: HOÀNG ĐỨC

Theo đa số bạn đọc, việc số hóa hồ sơ sức khỏe người dân giúp bác sĩ cập nhật thông tin của người đi khám, tránh xảy ra trường hợp như Nguyễn Văn Thâu (lái xe đầu kéo tông chết 2 người và làm 15 người khác bị thương tại thị xã An Nhơn vào chiều 30-12-202).

Ngày 6-1, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với các lãnh đạo trung tâm y tế, bệnh viện và ngành y tế tại tỉnh Bình Định về việc số hóa hồ sơ sức khỏe người dân.

Ông Dương Ngọc Hùng - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước (nơi Thâu đã đến khám sức khỏe để thi bằng lái xe vào năm 2016) - cho biết: "Bản thân tôi rất mong muốn việc số hóa thông tin, bệnh án của người dân được triển khai sớm để tất cả các đơn vị khám chữa bệnh khi nhập tên tuổi, địa chỉ người đi khám sẽ biết được thông tin, tình hình sức khỏe của người đó.

Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tâm thần, việc triển khai số hóa thông tin người bệnh rất cần thiết. Việc này là bước cực kỳ quan trọng giúp các bác sĩ sớm phát hiện tình trạng bệnh của mỗi người, đồng thời giúp hạn chế xảy ra những vụ việc như trường hợp của tài xế Thâu".

Ông Châu Văn Tuấn - phó giám đốc quản lý, điều hành Bệnh viện Tâm thần Bình Định - cho rằng: "Bệnh án điện tử và số hóa hồ sơ sức khỏe có rất nhiều cái lợi: Giúp bác sĩ biết được tiền sử bệnh để khám và chẩn đoán bệnh kèm theo. Đồng thời phát hiện sớm những trường hợp người bệnh không đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Ví dụ như bệnh nhân tâm thần nặng".

Theo ông Lê Quang Hùng - giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, việc triển khai số hóa hồ sơ sức khỏe người dân là mong muốn từ lâu của ngành y tế. Tuy nhiên, để làm được việc này cần phải có phần mềm và Bộ Y tế phải hướng dẫn triển khai, xây dựng phần mềm để quản lý thống nhất trên toàn quốc. 

"Thời điểm hiện tại, hồ sơ sức khỏe điện tử tại tỉnh Bình Định đã được triển khai. Dự kiến năm 2022 sẽ bắt đầu đưa lên app để người dân có thể truy cập và tra cứu sức khỏe của mình. Ở đây vướng mắc lớn nhất là khung pháp lý và tính bảo mật. 

Ngoài ra, điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin của chúng ta vẫn chưa tốt cũng là một trở ngại trong việc triển khai", ông Hùng chia sẻ.

Đã đến lúc số hóa

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online cho rằng sẽ rất tiện khi nhập số bảo hiểm sức khỏe hay mã số định danh của mỗi người, thì hiện ra lịch sử khám bệnh, tiền sử bệnh án.

Bạn đọc Hoàng Nguyễn chia sẻ: "Thời đại kỹ thuật số rồi mà cái gì cũng viết bằng tay vừa không hiệu quả vừa tốn thời gian. Cách hiệu quả nhất vẫn là đồng bộ hóa hệ thống hồ sơ bệnh án của mỗi người với mã số an sinh/căn cước công dân.

"Tôi nghĩ đã đến lúc đưa thông tin sức khỏe của từng cá nhân lên hệ thống cổng thông tin quốc gia để có thể quản lý việc này" - bạn đọc Phieulang viết.

Người bệnh tâm thần đi khám sức khỏe được phê Người bệnh tâm thần đi khám sức khỏe được phê 'vẫn bình thường', vì sao?

TTO - Không phát hiện được người bệnh tâm thần đến khám sức khỏe để thi giấy phép lấy xe, lãnh đạo ngành y tế Bình Định nói các bác sĩ "không sai".

LÂM THIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên