19/12/2019 17:23 GMT+7

Sự thật tín dụng Trung Quốc khởi sắc gần đây: vay đảo nợ

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - "7% nợ mới trong quý 3-2019, tương đương khoảng 40 tỉ USD, được sử dụng để hoàn lại hoặc chuyển đổi các khoản nợ cũ" - nhà phân tích Zhang Wenlang của Everbright Securities nói.

Sự thật tín dụng Trung Quốc khởi sắc gần đây: vay đảo nợ - Ảnh 1.

Cảng nước sâu Dương Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Sự khởi sắc trong thị trường tín dụng Trung Quốc những tháng gần đây không phản ánh đúng nhu cầu vay nợ thật của nền kinh tế, dù doanh nghiệp vay nhiều hơn đem lại cảm nhận tích cực về môi trường đầu tư, theo Bloomberg.

Bloomberg hôm 19-12 cho biết các khoản nợ trung và dài hạn của những doanh nghiệp phi tài chính đã tăng so với một năm trước, tính cho đến tháng 8. Xu hướng này thường là một chỉ dấu ngầm cho thấy doanh nghiệp đã trở nên lạc quan vào triển vọng kinh tế và vay nợ để đầu tư.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của Everbright Securities Ltd của ANZ Bank China cảnh báo không phải tất cả khoản vay đều phục vụ sản xuất vì không ít trong đó xuất phát từ mục đích hỗ trợ doanh nghiệp trả nợ của chính quyền địa phương. Điều này cho thấy sự ổn định hiện tại trong nền sản xuất của Trung Quốc rất khó để duy trì.

"Cả các khoản nợ mới và tổng tài trợ vốn trong toàn xã hội có thể bị ảnh hưởng bởi việc đảo nợ", nhà phân tích Zhang Wenlang của Everbright Securities lưu ý.

Ông Zhang ước tính 7% nợ mới trong quý 3-2019, tương đương khoảng 40 tỉ USD, được sử dụng để hoàn lại hoặc chuyển đổi các khoản nợ cũ. Tương tự, 5-12% các khoản nợ mới nhất có thể được sử dụng với cùng mục đích đảo nợ trong các quý sắp tới.

Theo Bloomberg, các chuyên gia ngày càng lo lắng về tính ổn định của các công cụ tài chính mà chính quyền địa phương Trung Quốc sử dụng. Nếu các địa phương đi vay nợ mới để trả nợ cũ, tính ổn định của cả tăng trưởng kinh tế và gánh nặng nợ quốc gia của Trung Quốc sẽ thật sự gặp vấn đề.

"Nhu cầu tín dụng thật sự không giống như số liệu thể hiện. Các khoản vay được sử dụng để đảo nợ không tạo ra các khoản tiền mới và gần như không thể tác động tới nền kinh tế", ông Xing Zhaopeng, chuyên gia kinh tế của ANZ Bank China, cho biết.

Muốn Trung Quốc không Muốn Trung Quốc không 'ép giá' phải xuất khẩu chính ngạch

TTO - Các doanh nghiệp cần kinh doanh theo hình thức thương mại chính quy, ký kết hợp đồng mua bán thay vì xuất khẩu dạng "tiểu ngạch" nhằm hạn chế tối đa hiện tượng ép giá và các rủi ro khác trong thanh toán khi làm tại thị trường Trung Quốc.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên