18/03/2014 08:00 GMT+7

Sức mua èo uột... : Chỉ giảm lãi suất, chưa đủ!

Ông NGUYỄN SƠN
Ông NGUYỄN SƠN

TT - Nhiều chợ, trung tâm thương mại đìu hiu, tồn kho ximăng, sắt thép, cả ngân hàng cũng bí đầu ra... Giải pháp nào để kích thích đầu ra?

TS Nguyễn Sơn, Viện Kinh tế chính trị thế giới, Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN, cho rằng nếu chỉ giải pháp hạ lãi suất không chưa đủ, Ông Sơn nói:

Lãi suất huy động giảm: Người gửi băn khoăn, bên vay không vộiNgân hàng thi nhau giảm lãi suất huy động

I5mC5z47.jpgPhóng to
Thương xá Tax nằm ở vị trí trung tâm TP.HCM nhưng cũng rơi vào đìu hiu - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

- Sự sụt giảm kinh tế bao giờ cũng có giới hạn. Khi tiếp cận đến gần đáy, các giải pháp như giảm lãi suất, tăng đầu tư của Nhà nước... sẽ ít nhiều tác động giúp ta có cảm giác nền kinh tế ấm lên một chút. Tuy nhiên, nó có bền vững không, mức độ thế nào, có thực trên đà phục hồi không? Nếu nền kinh tế ở lâu trong tình trạng “có dấu hiệu phục hồi” thì đây sẽ vẫn là vấn đề cần các giải pháp quyết liệt hơn.

* Chúng ta đã nói nhiều hơn đến tồn kho giảm, phục hồi, nhưng sức mua ảm đạm cho thấy một khía cạnh khác cần quan tâm?

- Tồn kho giảm có nhiều nguyên nhân. Một phần do các giải pháp tăng đầu tư của Nhà nước, nền kinh tế ổn định hơn... giúp tăng tiêu thụ. Nhưng điều quan trọng không kém là do kinh tế khó khăn, cả năm qua doanh nghiệp đâu dám sản xuất nhiều vì sợ không bán được, mất vốn. Họ không sản xuất hoặc chỉ cầm chừng thì đương nhiên tồn kho sẽ giảm.

Vấn đề sâu xa là nền kinh tế VN đã khó khăn khá lâu. Doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động, lương của một bộ phận không nhỏ lao động teo tóp, thưởng không thấy đâu. Ngay khu vực ngân hàng lương nhân viên có nơi chỉ 2-3 triệu đồng/tháng thì đó là dấu hiệu của một đỉnh điểm... thấp. Rồi mới đây báo chí nêu Đà Nẵng xe cũ dàn ra phố để bán. Điều này cho thấy một bộ phận người dân từng giàu có, hoặc thấy mình giàu có, giờ cũng không chịu nổi chi phí nữa.

* Theo ông, giải pháp thời gian qua chúng ta đưa ra nhiều, liệu có cần thêm giải pháp gì nữa? Điều cốt yếu cần làm là gì?

BAvOl2qU.jpgPhóng to Ảnh: C.V.K"Khu vực bất động sản, cái nào không bán được, không cầm cự được nên để cho phá sản. Cần sự “thay máu”, giảm giá vì chỉ có thế thị trường này mới vận hành trở lại bình thường được"

- Tôi cho rằng bất động sản đã hút hầu hết nguồn lực mà VN tích tụ được trong mấy chục năm đổi mới, mở cửa. Nó hút tài sản từ các gia đình đến các doanh nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước đang thu hút một lượng vốn lớn, khoảng 60% nhưng hiệu quả thấp. Để nền kinh tế phát triển, các nước thường tập trung vào tăng năng suất lao động, khoa học công nghệ... nhưng VN thì mở rộng bề ngang bằng tăng vốn. Vì vậy, tôi cho rằng chỉ một giải pháp sẽ khó hóa giải được khó khăn kinh tế một quốc gia. Tuy nhiên, giải pháp nào cũng phải làm nghiêm túc và quyết liệt. Chẳng hạn cải cách doanh nghiệp nhà nước thời gian qua nói nhiều, nhưng tỉ lệ doanh nghiệp nhà nước nắm 51% vốn vẫn rất nhiều. Người bỏ vốn vào chẳng khác “mua pháo cho người khác đốt”. Tôi cho rằng phải thay đổi, đã nói không hiệu quả thì phải chuyển hẳn một tỉ lệ cho khu vực hiệu quả hơn quản lý.

Đặc biệt, khu vực bất động sản, cái nào không bán được, không cầm cự được nên để cho phá sản. Cần sự “thay máu”, giảm giá vì chỉ có thế thị trường này mới vận hành trở lại bình thường được.

* Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất. Điều này có nghĩa vốn vào sản xuất sẽ rẻ hơn, thúc đẩy dân bỏ tiền vào kinh doanh, đây cũng là giải pháp tốt?

- Việc giảm lãi suất sẽ thúc đẩy tiền vào kinh doanh. Nếu nền kinh tế đã được cấu trúc lại tốt rồi thì sẽ hiệu quả. Nhưng nếu chỉ giải pháp đó thôi, các giải pháp khác chưa được thúc đẩy cho có hiệu quả, tiền sẽ lại chảy vào vàng, bất động sản, chứng khoán, đẩy giá lên, kéo dài tình trạng giá ảo. Trong khi sản xuất, các nền tảng của nền kinh tế vẫn khó khăn, chưa phục hồi thì đến lúc nào đó giá sẽ lại sập xuống, lại bất ổn, lại phải đưa giải pháp. Một chiếc ôtô đã có vấn đề trục trặc mà cứ nhấn ga thì có thể xe đi nhanh hơn trong một thời gian nhưng sẽ không lâu...

Vì vậy, theo tôi, quan trọng nhất vẫn là thực tâm tái cơ cấu như giải pháp đã nêu. Tiếp theo là giảm bớt thuế, phí. Tỉ lệ huy động vào ngân sách của VN có thời điểm tới 26-27% GDP, rất cao so với các nước đang phát triển, vì họ thường chỉ thu vào ngân sách khoảng 20% GDP. Nếu cứ huy động như thế, rồi đầu tư vào chỗ hiệu quả không cao sẽ “khó đỡ”. Cần giảm bớt thuế để tăng tích lũy, tăng tiêu dùng. Đồng thời giảm chi nhà nước ở những chỗ không hiệu quả. Đặc biệt cái nói nhiều sẽ giúp được rất lớn cho doanh nghiệp là giảm tham nhũng, thủ tục hành chính phiền hà, chi phí không tên... thì phải tạo được hiệu quả trên thực tế.

Vốn phải rót trúng địa chỉ

Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 17-3 của Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ Chính sách tiền tệ - cho biết do tăng trưởng tín dụng thấp nên từ đầu năm đến nay, hệ thống ngân hàng đã tập trung vốn mua trái phiếu chính phủ.

Theo đó, hệ thống ngân hàng đã mua 78.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ so với tổng lượng chào thầu là 95.000 tỉ đồng. Bà Hồng cũng hi vọng là vốn tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh vào quý 3, quý 4 và tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ đạt được chỉ tiêu đề ra là 12-14%.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, cho rằng việc ngân hàng rót vốn cho các dự án đầu tư công - nơi sử dụng trái phiếu chính phủ thì Nhà nước phải giám sát chặt chẽ các dự án đó sao cho thật sự hiệu quả. Bởi vốn rót vào đúng địa chỉ, được giám sát thì góp phần giảm tồn kho ngành sắt, thép, ximăng... Qua đó, nền kinh tế sẽ có động lực phát triển. Tránh tình trạng rót vốn tràn lan, những dự án chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Siêu thị kích thích mua sắm

Theo ông Nguyễn Thành Nhân - phó tổng giám đốc Saigon Co.op, tốc độ tăng trưởng nửa đầu tháng 3 năm nay thấp hơn so với năm ngoái, và mức tăng trưởng tháng 2 lại thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng thấp nhất thuộc về nhóm thực phẩm công nghệ, may mặc, đồ dùng...

“Đây là thời điểm tăng trưởng thấp nhất của thị trường tiêu dùng, dự báo khoảng tháng 4 thị trường mới bắt đầu hồi phục. Trước tình hình này năm nay Co.op Mart đã khởi động hoạt động kích thích mua sắm từ rất sớm, ngay đầu tháng 3, tập trung vào nhóm may mặc và đồ dùng gia đình để đẩy tăng trưởng nhóm này lên cao hơn nữa” - ông Nhân cho hay.

Ông NGUYỄN SƠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên