26/06/2004 05:01 GMT+7

"Làm quan", khả năng sáng tạo khoa học tụt giảm

TS HOÀNG ANH TUẤN
TS HOÀNG ANH TUẤN

TT - Khi bắt tay thực hiện đề tài “Thực trạng sử dụng đội ngũ khoa học - công nghệ (KHCN) TP.HCM - nguyên nhân và các giải pháp phát huy hiệu quả”, TS Hoàng Anh Tuấn - phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật, nguyên giám đốc Sở KHCN TP.HCM - nói: “Tôi cố gắng nói lên 90% sự thật...”.

yM1KeVic.jpgPhóng to
TS Hoàng Anh Tuấn
TT - Khi bắt tay thực hiện đề tài “Thực trạng sử dụng đội ngũ khoa học - công nghệ (KHCN) TP.HCM - nguyên nhân và các giải pháp phát huy hiệu quả”, TS Hoàng Anh Tuấn - phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật, nguyên giám đốc Sở KHCN TP.HCM - nói: “Tôi cố gắng nói lên 90% sự thật...”.

Kết thúc đề tài, ông lại nói: “Sự thật còn rất nhiều điều phải sửa từ cơ chế, chính sách”... Ông nói:

- “Học để làm quan” là nếp nghĩ phổ biến từ lâu đời trong xã hội VN.

Tuy nhiên, ngày nay nếp nghĩ đó đã có những biến tướng mới: muốn trọng dụng người tài phải “gắn” cho họ một chức vụ, tài càng cao thì chức vụ càng cao. Một kết cục thật buồn là nhà khoa học nhận chức vụ càng cao thì khả năng sáng tạo khoa học càng tụt mau!

Nếu trong đội ngũ KHCN càng có nhiều người được “làm quan” thì tài năng sáng tạo của đội ngũ mất mát càng nhiều. Theo tôi, điều này cũng góp phần lý giải tại sao chúng ta có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ mà công trình khoa học còn quá khiêm tốn.

Tôi cũng cho rằng lãnh đạo còn coi nhẹ vai trò của KHCN; chưa thật sự sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi phát huy đội ngũ KHCN; tách rời sự lãnh đạo phát triển kinh tế và phát triển KHCN, làm cho năng lực chuyển hóa KHCN thành sản xuất yếu kém.

Các nhà khoa học mong đợi ở lãnh đạo rất nhiều điều: có chính sách tốt hơn để phát huy năng lực sáng tạo; đánh giá đúng mức hơn lao động chất xám và đãi ngộ tương xứng; tạo điều kiện để nhà khoa học được lao động trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo; tạo môi trường thuận lợi hơn (dân chủ, đủ sống, có những điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết) để lao động sáng tạo của nhà khoa học có hiệu quả hơn. Đó là những nguyện vọng chính đáng của các nhà khoa học.

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng những yếu kém của chính bản thân đội ngũ KHCN; các trường, viện còn rời rạc, chưa liên kết chặt chẽ; đầu tư kinh phí thấp; cơ chế quản lý, chính sách hiện hành chưa động viên hết tài năng sáng tạo của nhà khoa học; mất cân đối trong chi tiêu nghiên cứu cơ bản và ứng dụng... cũng là những nguyên nhân tác động mạnh mẽ khiến việc sử dụng đội ngũ KHCN chưa hiệu quả.

wxL8SnR1.jpgPhóng to
PGS.TS Ngô Kiều Nhi (ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM - đeo kính) cùng nhóm nghiên cứu thảo luận tiếp tục phát triển kết quả hệ đo kiểm tra cầu
* Và 90% sự thật mà ông muốn nói là...

- Đó là những bức xúc của cán bộ KHCN đối với cơ chế chính sách hiện hành. Tôi cũng nói lên được những trăn trở của đội ngũ này về sự tụt hậu không đáng có của thành phố.

Nếu ai có lòng yêu nước và chút tự ái dân tộc đều thấy không vui trước việc thế giới xếp hạng VN trong nhiều lĩnh vực: giáo dục, KHCN...

Các nhà khoa học mong muốn có sự đổi mới thật sự về cơ chế chính sách để lực lượng này đóng góp hiệu quả hơn.

* Những nhận xét của ông về hoạt động KHCN TP.HCM rất thẳng thắn. Nhiều người cho rằng ông đã về hưu mới dám nói thẳng thắn như thế?

- Tôi không có ý phân biệt thời kỳ tôi về hưu hay còn đương chức, mà việc thực hiện đề tài là cả quá trình xuyên suốt, qua nhiều thời kỳ, sự kiện. Tất nhiên ở mỗi giai đoạn có thuận lợi, khó khăn riêng của nó.

Mặt khác, tôi làm đề tài này là theo “đặt hàng” của giám đốc Sở KHCN TP.HCM Đào Văn Lượng. Tất cả chúng tôi muốn sự nghiệp phát triển khoa học được tốt hơn.

* Ông có nhận xét rằng “ta có quá nhiều người là giáo sư, tiến sĩ nhưng công trình khoa học còn quá khiêm tốn”... Ông có thể dẫn chứng cụ thể?

- Đây là thực tế, ngay trong báo cáo tôi cũng đã nêu rất rõ. Số bài báo khoa học của VN đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế cho đến thời điểm gần đây còn khiêm tốn lắm, khoảng 1.500 bài. Đây là con số cách đây 20 năm Thái Lan đã đạt được, chỉ với 6.400 người nghiên cứu; trong khi ở ta để có 1.500 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế thì có đến 21.000 người tham gia nghiên cứu. Đây là điều không thể chấp nhận được.

“Dường như các qui định hiện hành (về tài chính) không có điều khoản nào mở ra nhằm khuyến khích các nhà khoa học “vắt óc suy nghĩ” làm tốt hơn, mà chỉ có con đường độc đạo là làm đúng đề cương đã được xét duyệt để nghiệm thu và quyết toán dễ dàng. Áp dụng phương thức quản lý hành chính vào quản lý KHCN là không phù hợp”.

* Ông có suy nghĩ gì về thái độ của lãnh đạo đối với KHCN?

- Mọi người đều rất muốn làm cho hoạt động KHCN phát triển hơn. Muốn như vậy phải tạo những điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học làm việc. Không ai suy nghĩ khác điều này.

Muốn phát triển kinh tế phải chăm lo phát triển KHCN, nhưng sự kết hợp này lại chưa nhuần nhuyễn.

Thủ tướng gặp các doanh nghiệp hằng năm là hoàn toàn đúng, tốt quá. Nhưng trong một năm hoặc nhiều năm mà Thủ tướng không gặp các nhà khoa học để hỏi rằng “các anh có khó khăn gì, có đề nghị gì?” thì lại chưa tổ chức được.

Tôi nói thẳng rằng việc này không thể nói là không khuyết điểm được. Xin rằng một năm hoặc hai năm, thậm chí năm năm Thủ tướng gặp các nhà khoa học một lần xem họ khó gì mà đóng góp chưa tốt. Cái này tôi thật sự trăn trở...

* Nghĩa là chính sách dành cho KHCN hiện chưa tương xứng với quan điểm “KHCN cùng với giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”?

- Đúng là như thế, chưa tương xứng. “KHCN là quốc sách” mà bao nhiêu năm Thủ tướng chưa gặp các nhà khoa học.

Các nhà khoa học cần sự chăm sóc của Đảng và Nhà nước. Thực tế cũng chỉ ra rằng nơi nào coi trọng và biết tạo điều kiện để đội ngũ KHCN phát huy tài năng thì có sự phát triển tốt và bền vững.

Nhóm thực hiện đề tài tổ chức điều tra ở 100 người gồm những người có trình độ tiến sĩ và cán bộ trực tiếp nghiên cứu khoa học. Kết quả:

Những cản ngại làm hạn chế phát huy đội ngũ KHCN TP:

- Do chính bản thân đội ngũ (chất lượng thấp, cơ cấu không đồng bộ): 63,3%

- Do phương thức quản lý chưa hợp lý: 100%

- Do chính sách đãi ngộ chưa tương xứng: 100%

Điều kiện làm việc:

- Thiếu thốn: 88,3%

- Tạm đủ: 8,3%

- Đủ: 3%

Mức thu nhập bình quân (tháng):

Cao đẳng: 500.000 - 700.000 đồng

Đại học: 800.000 - 1 triệu đồng

Thạc sĩ: 1-1,2 triệu đồng

Tiến sĩ: 1,5-2 triệu đồng.

TS HOÀNG ANH TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên