03/03/2004 07:01 GMT+7

Loại hình mới: Rối dây

ANH THƯ                    &
ANH THƯ                    &

TT - Các loại hình rối như rối que, rối tay, rối lùn trên sân khấu Đoàn Múa rối TP.HCM hàng chục năm qua, đối với thế giới hầu như đã lùi vào quá khứ. Ngoài rối đen, xu hướng hiện đại là rối dây. Cuộc chinh phục một loại hình rối mới đang tạo thêm màu sắc sinh động cho sân khấu rối TP.HCM.

nwsWtAoM.jpgPhóng to
Với rối dây rạp Măng Non (193 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM) lúc nào cũng đông khách cả suất sáng lẫn suất chiều ngày chủ nhật. Trong ảnh: Những bàn tay điều khiển rối dây trong vở Con sói vong ân - Ảnh: N.C.

Vở rối Con sói vong ân (kịch bản: Trần Minh, đạo diễn: Nguyễn Đức Thế) mở màn bằng cánh đồng cỏ xanh mướt với chú bé vui vẻ cùng đàn dê. Sự cố ập đến khi một con sói sụp hố cất tiếng cầu cứu. Chú bé thoạt đầu cũng nghi ngại bản tính hung hãn của sói, thế nhưng sự tốt bụng đã tiếp thêm can đảm cho chú bé.

Con sói được cứu. Rồi... sói quay lại đe dọa tính mạng chú bé và đàn dê. Bằng mưu kế tinh khôn của chú khỉ, sự công bằng được lặp lại: sói lại sa xuống hố, chú bé lại cùng đàn dê thân yêu cất khúc ca vui tươi.

Câu chuyện đơn sơ, bài học đơn sơ. Đặc biệt hơn, đó là sự xuất hiện một loại hình rối mới tại Đoàn Múa rối TP.HCM: rối dây.

Theo họa sĩ tạo hình kiêm đạo diễn Nguyễn Đức Thế, rối dây tại rạp Măng Non cũng là bước tiên phong trong phạm vi múa rối cả nước. “Trong những lần đem rối nước lưu diễn vùng Bắc Mỹ liên tục trong vài năm qua, chúng tôi tranh thủ tìm hiểu thêm về rối cạn thế giới.

Xu hướng hiện đại là rối dây, rối đen. Các loại hình rối như rối que, rối tay, rối lùn trên sân khấu Đoàn Múa rối TP.HCM hàng chục năm qua, đối với thế giới hầu như đã lùi vào quá khứ rồi...” - đạo diễn Đức Thế kể lại. Cuộc chinh phục cái mới bắt đầu: cả tập thể trẻ của đoàn lăn vào học hỏi kỹ thuật điều khiển rối dây. Ba tháng. Cùng lúc chế tác con rối. Vở Con sói vong ân cần tám con rối (chú bé, sói, khỉ, năm con dê).

Ở rối que, rối tay, các diễn viên điều khiển khuất ở phía dưới mà đưa rối hiện hình bên trên, trái lại ở rối dây thì diễn viên từ trên nhìn xuống mà tung tăng uốn lượn cho sự chuyển động của rối. Uyển chuyển và sinh động hơn nhiều!

ANH THƯ                    &
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên