29/06/2004 05:40 GMT+7

Buồn vui chấm thi môn toán

PHẠM HỒNG DANH (giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM)
PHẠM HỒNG DANH (giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM)

TT - Mỗi năm, sau khi HS thi tuyển vào ĐH, chúng tôi được tập trung làm công việc chấm thi đơn điệu và nhàm chán. Tuy nhiên, trong quá trình chấm thi có nhiều buồn vui để suy ngẫm, nhất là mùa thi tuyển sinh vừa qua.

Có những HS (chẳng hiểu vì sao?) lại thế m = 1 thay vì đề bài là khảo sát và vẽ đồ thị khi m = -1. Dù bài làm hoàn toàn đúng với m = 1 nhưng vẫn là 0 điểm câu đó. Trong bài khảo sát hàm có một sự kiện gây tranh cãi và bức xúc trong nhiều giáo viên.

Thay vì điều kiện là m# 0 và -1/m 0 thì HS chỉ ghi -1/m 0. Thật ra là đúng, vì điều kiện m# 0 và -1/m 0 là tương đương với điều kiện 1/m 0. Nhưng tôi (một người dạy toán hơn 20 năm) vẫn không hiểu vì sao đa số hội đồng chấm thi đều trừ điểm HS?!

Trong câu 2b của bài hình học, đề bài yêu cầu là xác định tỉ số a/b để hai mặt phẳng (A'BD) và (MBD) vuông góc nhau. Trong đáp án giải theo phương pháp hình giải tích. Có nhiều HS giải theo phương pháp hình học thuần túy. Theo tôi, cách giải đó là hoàn toàn đúng nhưng có nhiều thầy cô đã cho 0 điểm vì lý do không đọc kỹ.

Và có nhiều em bị 0 điểm chỉ vì không chứng minh rằng góc A'IM là góc nhị diện của hai mặt phẳng (A'BD) và (MBD) (I là giao điểm của AC và BD), mặc dù để khẳng định rằng A'IM là góc nhị diện là điều mà bất cứ HS trung bình yếu nào cũng biết.

Điều gây tranh cãi nhiều nhất là có sử dụng arctg hay không khi giải bài tích phân! Có hội đồng thì cho hoàn toàn điểm, có hội đồng cho nửa số điểm, có hội đồng không cho điểm... Qua đây, chúng ta thấy đôi khi việc hạn chế chương trình một cách thiếu cân nhắc đã vô tình gây thêm khó khăn cho HS về giáo viên. Kiến thức về arcsin và arctg chỉ cần một tiết là HS có thể nắm được. Vậy thì hạn chế làm chi để tốn thêm hàng triệu giờ cho hàng triệu người khi phải giải một bài tích phân cần dùng đến kiến thức này?

tYCWRFXf.jpgPhóng to

Có một điều ngộ nghĩnh trong bài tích phân là có em sử dụng công thức (xem hình bên)

Cán bộ chấm thi phải tốn hai trang giấy nháp để tính toán mà vẫn chưa xác định được thí sinh làm đúng hay sai! Hỏi tổ trưởng chấm thi “công thức này đúng không?” thì tổ trưởng trả lời “bấm máy tính đúng không?”. Tôi nói “đúng”. “Vậy thì cho điểm”.

Hai giáo viên chấm độc lập nhau, nếu chênh lệch nửa điểm là phải có một người chấm lại lần ba. Điểm kết luận là điểm trung bình cộng của ba người. Thế nhưng, nếu hai giáo viên cùng chấm sai giống nhau và có cùng số điểm như nhau thì thí sinh chỉ còn con đường phúc khảo.

Cuối cùng, dù là qui trình chấm thi rất chặt chẽ, độc lập và công bằng nhưng vẫn không tránh khỏi trường hợp HS bị rớt oan.

PHẠM HỒNG DANH (giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên