Thứ 4, ngày 17 tháng 8 năm 2022
Tách thửa, phân lô bán nền ở thôn xóm: Mừng hay lo?
TTO - Chia sẻ về thực trạng tách thửa rồi phân lô bán nền rầm rộ ở nhiều huyện ngoại thành Hà Nội mới được Tuổi Trẻ Online phản ánh, nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền địa phương cần phải quản lý chặt.

Một thửa đất sau khi phân lô bán nền rồi bỏ hoang không xây dựng nhà cửa ở xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) - Ảnh: QUANG THẾ
Áp lực lên hạ tầng nông thôn
Ngày 1-4, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm - phó chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam - cho biết, trong thời gian qua nghiên cứu Luật đất đai 2013 sửa đổi dự kiến trình Quốc hội cuối năm 2022, các bộ, ngành cũng đã đặt ra nhiều tồn tại của phân lô bán nền. Tại nhiều hội thảo có ý kiến cho rằng cần phải cấm, nhưng cũng có ý kiến ủng hộ tiếp tục phân lô bán nền.
"Quy mô bao nhiêu mới được tách thửa, tách thửa trong điều kiện nào, đã chuyển đổi mục đích hay tách thửa đất nông nghiệp… Đây là những tồn tại trong Luật đất đai 2013 cần phải khắc phục, có các quy định chi tiết, chặt chẽ hơn", ông Nghiêm nói.
Theo ông Nghiêm, nếu cứ để tách thửa ồ ạt, sau đó xin chuyển đổi sang đất ở sẽ tác động rất lớn đến vấn đề dân cư, áp lực lên hạ tầng, chức năng sử dụng đất, thực hiện quy hoạch về sau. Trước mắt chính quyền địa phương phải vào cuộc để giám sát việc tách thửa, phân lô, có ngăn chặn kịp thời.
Ông Nghiêm nhận định: "Những khu vực phân lô bán nền ở thôn xóm hiện nay khó có điều kiện hấp dẫn vì không đáp ứng được hạ tầng, giao thông, điện, nước.
Về lâu về dài, các địa phương phải bám sát quy hoạch sử dụng đất, chỗ nào là đất ở, chỗ nào là khu đô thị, chỗ nào là dự án thì phải rõ ràng, không phải cứ thích là phân lô. Để hình thành một dự án phải qua rất nhiều khâu, trong đó có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phải đi trước".

Một thửa đất trồng cây lâu năm (có một phần đất ở) ở xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây) sau khi chuyển đổi thành đất ở đã phân lô bán nền - Ảnh: QUANG THẾ
"Phân lô không nằm trong quy hoạch đất ở sẽ rất nguy hiểm cho người mua"
Đồng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Hữu Cường - chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội - cho rằng tách thửa, phân lô bán nền phải nhìn từ nhiều góc độ. Ví dụ khu vực đó diện tích không nằm trong quy hoạch đất ở thì sẽ rất nguy hiểm cho người mua. Hay cho tách thửa ồ ạt chỉ phục vụ được mục đích kinh doanh, đầu cơ thì phải xem xét lại...
Nhìn ở góc nhìn khác, ông Cường cho rằng nếu Nhà nước không có đầu tư công vào các khu vực đất xen kẹt, đất không có điều kiện để canh tác khiến đất để hoang hóa, không tạo điều kiện để người dân chuyển đổi mục đích thì đây là trách nhiệm quản lý của các cơ quan địa phương.

Đất phân lô rồi để hoang là tình trạng chung xảy ra tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội - Ảnh: QUANG THẾ
Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Công ty luật TAT Law Firm) cho hay, không phải khu vực nào sau khi tách thửa đất nông nghiệp cũng được chuyển đổi thành đất ở. Tuy nhiên thực tế cho thấy hiện nay chỉ sau khi tách thửa đã xuất hiện thông tin rao bán rầm rộ. Người mua cần tỉnh táo, vì có thể mua phải đất chưa đủ pháp lý dẫn đến nhiều hệ lụy khiếu kiện về sau.
Luật sư Thảo bày tỏ, không nên cấm phân lô bán nền với đất ở. "Phân lô đúng hạn mức, hạn điền là quyền của họ, Nhà nước không được can thiệp sâu vào việc này. Vì can thiệp sâu có thể dẫn đến độc quyền trong phân phối sản phẩm bất động sản nói chung".
"Cần phải quản lý, siết chặt phân lô bán nền vừa được chuyển đổi từ đất có nguồn gốc nông nghiệp, trồng cây lâu năm, lâm nghiệp. Đối với những khu vực đã được chuyển đổi sang đất ở chính quyền địa phương cũng nên rất cẩn trọng bởi "mở cửa" cho phân lô bán nền sẽ có lợi cho người tiêu dùng, tuy nhiên nó cũng có nhiều bất cập quản lý về sau…", luật sư Thảo nhận định.
-
TTO - Chỉ sau 8 ngày, hai thửa đất rừng cấp cho người dân đã được sang tên, chứng thực chuyển nhượng cho vợ cựu chủ tịch huyện. Sau đó, chồng là phó chủ tịch huyện ký quyết định cấp mới sổ đỏ hai thửa đất cho vợ làm đất cây xăng.
-
TTO - Theo Viện nghiên cứu Beike, căn hộ trống ở Trung Quốc là 12,1%, tương đương 50 triệu căn. Còn theo Capital Economics, một công ty nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại London, khoảng 100 triệu căn hộ khác có khả năng đã được mua nhưng không ai ở.
-
TTO - Dự kiến có khoảng 3,4 triệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà từ gói 6.600 tỉ đồng này. Tuy nhiên, theo cập nhật của Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), đến chiều 15-8 chỉ mới có hơn 1,2 triệu người được nhận hỗ trợ.
-
TTO - Ngày 15-8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bất ngờ cắt giảm lãi suất chủ chốt - lãi suất do ngân hàng trung ương đặt ra cho các ngân hàng lớn - nhằm phục hồi nhu cầu tín dụng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
-
TTO - Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, Công ty Rạng Đông bị phạt hơn 150 triệu đồng.
-
TTO - Các bungalow xây dựng ở xã Hàm Ninh hầu hết đều không phép. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân có công trình này dừng ngay các hoạt động kinh doanh, cơ quan chức năng sẽ xử lý đúng theo quy định pháp luật.
-
TTO - Liên quan vụ "Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất... hơn 2.000ha rừng", cơ quan chức năng vừa phát hiện có 65 sổ đỏ bị cấp sai và phải thu hồi. Tuy nhiên nhiều sổ đỏ trong số này chưa thể thu hồi vì đã thế chấp ngân hàng.
-
TTO - Cuộc khủng hoảng nợ tín dụng đã đẩy các tập đoàn bất động sản ở Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu vốn và ngập trong nợ nần với các dự án phát triển nhà ở, trong khi người mua nhà cũng rơi vào cảnh lao đao vì chưa nhận được nhà và nợ nần.
-
TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi lãnh đạo các quận, huyện, TP Thủ Đức yêu cầu đẩy nhanh tiến độ gói hỗ trợ tiền thuê trọ cho khoảng 1 triệu lao động theo quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
-
TTO - UBND tỉnh Long An đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trường hợp một văn bản giả mạo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư một khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận