21/11/2023 14:56 GMT+7

Tại sao chỉ nghĩ quy hoạch Hà Nội đến 2065 mà không phải 2100?

Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói như vậy tại hội thảo khoa học "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050", diễn ra sáng 21-11 tại Hà Nội.

Toàn cảnh buổi hội thảo - Ảnh: QUANG VIỄN

Toàn cảnh buổi hội thảo - Ảnh: QUANG VIỄN

Sáng 21-11, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng tạp chí Cộng Sản đã tổ chức hội thảo khoa học "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050".

Phát biểu đề dẫn khai mạc hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết TP tổ chức lập quy hoạch thủ đô là một trong những nội dung quan trọng để triển khai thực hiện nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị khóa XIII "Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Theo ông Hải, nội dung chủ yếu của dự thảo quy hoạch Hà Nội bao gồm: 5 quan điểm phát triển, 8 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá và 2 ưu tiên thực hiện (vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị…).

Đồng thời, Hà Nội được nghiên cứu tổ chức thành 5 vùng phát triển kinh tế - xã hội, 5 không gian chú trọng phát triển (không gian văn hóa, không gian xây dựng, không gian ngầm, không gian xanh, không gian số)... Ngoài ra, dự thảo còn nghiên cứu hình thành 2 TP trực thuộc thủ đô.

Người dân Hà Nội sở hữu các máy bay riêng sẽ không còn xa?

Phát biểu tham luận tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà - phó tổng biên tập tạp chí Cộng Sản - cho biết khi thực hiện quy hoạch, Hà Nội cần tuân thủ nhận thức "lưng tựa Ba Vì, mặt hướng sông Hồng".

Bởi theo ông Hà, hướng về sông, biển là xu thế chung của thế giới, vì vậy thế tựa núi, hướng sông của thủ đô sẽ nâng thế và lực của quốc gia lên tầm cao mới.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà - phó tổng biên tập tạp chí Cộng Sản - Ảnh: QUANG VIỄN

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà - phó tổng biên tập tạp chí Cộng Sản - Ảnh: QUANG VIỄN

"Hà Nội cũng nên xử lý hài hòa giữa mối quan hệ quy hoạch trên mặt đất và quy hoạch không gian ngầm, kể cả không gian bầu trời.

Trong đó, quy hoạch bầu trời cần phải rộng hơn, ngoài bầu trời quân sự cần tính đến quy hoạch bầu trời dân dụng. Bởi sau này việc cư dân thủ đô sở hữu máy bay riêng tôi tin chắc chắn sẽ đến trong tương lai gần. Không gian chơi dù lượn, nhảy dù, không gian của fly cam, khinh khí cầu cũng cần được quy hoạch rõ" - PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà nêu ý kiến.

GS.TS Phùng Hữu Phú - nguyên phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương - nhấn mạnh quy hoạch thủ đô Hà Nội phải quán triệt sâu sắc và thống nhất thực hiện triết lý phát triển thủ đô.

Trong đó, ông Phú nêu triết lý phát triển thủ đô với 5 mệnh đề, 20 chữ: "Phát sáng nhân tài - Khai phóng trí tuệ - Lan tỏa nhân văn - Hòa điệu tự nhiên - Tiến cùng thời đại". Theo ông, triết lý này cần được thể hiện, quán triệt trong toàn bộ quá trình lập và triển khai thực hiện quy hoạch thủ đô.

Quy hoạch tầm nhìn đến 2065 là hạn hẹp

Phát biểu sau đó, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhìn nhận quy mô đặt ra trong quy hoạch thủ đô là khá hạn hẹp.

"Tại sao chỉ nghĩ quy hoạch đến năm 2065 mà không đến tối thiểu là năm 2100. Tại sao không đặt vấn đề Hà Nội là trung tâm phát triển của vùng, khu vực, mà mới chỉ là trung tâm của cả nước.

Việc quy hoạch thủ đô thời gian qua đã có bước tiến vượt bậc, song ông cho rằng vẫn còn một số hạn chế như hướng phát triển không rõ ràng theo trục nào, trong 5 trục thì trục nào là trục chính? Bên cạnh đó, tư duy quy hoạch không theo kịp phát triển.

"Vấn đề nữa là xây dựng không gian ngầm, nếu không có không gian ngầm thì đừng nói đến phát triển" - ông Hiển nói.

Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu - Ảnh: QUANG VIỄN

Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu - Ảnh: QUANG VIỄN

Vì vậy, nguyên phó chủ tịch Quốc hội cho rằng phải quy hoạch đô thị theo không gian 4 chiều, có quá khứ, hiện tại và tương lai; đồng thời quy hoạch hệ thống ngầm, không gian ngầm.

Riêng về giao thông, phải hướng tới ưu tiên giao thông công cộng và xử lý hợp lý giao thông cá nhân; đồng thời cần phát triển giao thông đường thủy. Ngoài ra, phải phát triển Hà Nội với nhiều màu xanh, bởi hiện Hà Nội có quá ít công viên và cây xanh.

"Hà Nội phải làm sống lại các con sông, bởi vì đó là mạch máu, có con sông Tô Lịch mà TP loay hoay mãi không xử lý được" - ông Hiển nói thêm.

Muốn có kỳ tích, Hà Nội phải triển khai quy hoạch phân khu sông HồngMuốn có kỳ tích, Hà Nội phải triển khai quy hoạch phân khu sông Hồng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ như vậy tại phiên khai mạc kỳ họp thứ XII, HĐND TP Hà Nội khóa XVI sáng 3-7.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên