Thứ 3, ngày 28 tháng 6 năm 2022
Thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội, TP.HCM trong năm 2022
TTO - Có 11 tỉnh, thành phố nằm trong diện thanh tra quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư, thanh tra việc phát triển nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng trong năm 2022, theo kế hoạch thanh tra vừa được Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị quyết định thông qua.

Loạt dự án nhà ở chung cư tại Hà Nội, TP.HCM đang nằm trong "tầm ngắm" của Thanh tra Bộ Xây dựng - Ảnh: L.Q.
Trong năm 2022, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành thanh tra chuyên đề diện rộng về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chung cư và việc dành quỹ đất để đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại 11 tỉnh, thành phố.
Các tỉnh, thành phố nằm trong diện thanh tra của Bộ Xây dựng gồm Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An.
Việc thanh tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì, phần sở hữu chung nhà chung cư của các chủ đầu tư, cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố sẽ do Thanh tra Bộ Xây dựng phối hợp với các đơn vị Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Cục Kinh tế xây dựng, Cục Quản lý hoạt động xây dựng, trực thuộc Bộ Xây dựng thực hiện.
Các đơn vị này cũng thực hiện việc thanh tra việc dành quỹ đất để đầu tư, phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn các tỉnh.
Trong thực tế quản lý của Bộ Xây dựng thời gian qua, hai vấn đề quản lý sử dụng quỹ bảo trì chung cư và dành quỹ đất để phát triển nhà ở theo quy định luôn nóng. Hàng loạt vụ tranh chấp liên quan tới quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư đã xảy ra tại Hà Nội, TP.HCM.
Để chấn chỉnh tình trạng chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư, trong năm 2021 Bộ Xây dựng cũng thực hiện hàng chục cuộc thanh tra, ban hành 18 kết luận thanh tra liên quan tới việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư của các chủ đầu tư.
Sau quá trình thanh tra, Bộ Xây dựng đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải thực hiện gửi vào tài khoản ngân hàng độc lập kinh phí bảo trì các tòa nhà chung cư theo quy định và quyết toán số liệu để chuyển quỹ bảo trì cho các ban quản trị nhà chung cư, tổng số kinh phí bảo trì buộc bàn giao hơn 344 tỉ đồng. Đồng thời, buộc các chủ đầu tư trả lại 2.080m2 lấn chiếm phần sở hữu, sử dụng chung về cho cư dân.
Hàng loạt chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì các dự án nhà ở chung cư tại Hà Nội đã bị bêu tên như: Liên danh Công ty CP Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Prosimex và Công ty CP Tập đoàn Videc, Công ty CP đầu tư Hải Phát Thủ Đô…
Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đã không thực hiện việc dành 20% quỹ đất phát triển nhà ở xã hội theo Luật nhà ở, hầu hết các chủ đầu tư đều lựa chọn phương án xin nộp tiền cho các địa phương thay vì xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.
Theo kế hoạch thanh tra vừa được ban hành, trong năm 2022, Bộ Xây dựng cũng thực hiện thanh tra chuyên ngành công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại một số dự án của Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), và UBND các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hậu Giang.
-
TTO - Vợ chồng bà Đặng Thị Hồng Vân (trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) bỏ ra 3 tỉ đồng mua 1 lô đất đã có 'sổ đỏ', diện tích 245m2.
-
TTO - Ngân hàng (NH) Nhà nước dự kiến quy định NH phải xác định và kiểm soát một số khoản cho vay "giá trị lớn". Nhưng một số lãnh đạo NH cho rằng không đơn giản để xác định "giá trị lớn".
-
TTO - Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất, khắc phục chênh lệch địa tô, bỏ khung giá đất và giao địa phương xác định giá đất theo thị trường, đánh thuế cao với người nhiều đất, nhiều nhà, đầu cơ đất...
-
TTO - Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt nhưng không phải quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.
-
TTO - TP.HCM sẽ sớm ban hành các quy trình, thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội rút gọn để hỗ trợ doanh nghiệp, nhanh chóng thực hiện được mục tiêu theo chương trình nhà ở của TP.
-
TTO - Biết cô ruột thế chấp đất cho chủ nợ bằng hợp đồng bán đất giả cách, người cháu cùng 2 người lạ chuộc lại đất và sang tên, chiếm đoạt hơn 11.000 m2 đất trị giá hơn 40 tỉ đồng.
-
TTO - Ngân hàng Nhà nước dự kiến tổ chức tín dụng không được phép cho vay thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai.
-
Từ chuẩn đô thị loại III, thị xã Tân Uyên đang tích cực điều chỉnh quy hoạch, khai thác nguồn lực công nghiệp - dịch vụ chất lượng cao để chuẩn bị lên thành phố năm 2023.
-
Đến Bangkok bằng chuyên cơ riêng, lưu trú trong khách sạn sang trọng và trải nghiệm dịch vụ ‘hàng hiệu’ chuẩn Marriott, … tất cả nhằm mô phỏng chân thực trải nghiệm sống tương lai tại căn hộ hàng hiệu Grand Marina, Saigon.
-
Sau dịch, 'khẩu vị' của giới đầu tư bất động sản cũng chuyển dịch theo hướng ưu tiên lựa chọn các loại hình bất động sản xanh ven biển ở những thị trường mới nổi như Bình Định để đón nhận nhiều cơ hội mới.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận