Thứ 7, ngày 13 tháng 8 năm 2022
Tháo điểm nghẽn để tăng cung nhà ở, giảm nhiệt giá bất động sản
TTO - Cần giải quyết 3 điểm nghẽn để tăng cung, góp phần giảm nhiệt giá bất động sản (BĐS). Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra những thông điệp, cam kết mạnh mẽ trong hội nghị "Phát triển thị trường BĐS an toàn, lành mạnh và bền vững" vừa qua.

Cần tháo 3 điểm nghẽn để tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Điều này tạo cho doanh nghiệp (DN) nhiều kỳ vọng, nhưng còn nhiều việc phải làm.
Không thể "cắt máu" DN
Có những điểm nhấn từ chỉ đạo của Thủ tướng được DN quan tâm, đó là: không cản trở DN có đủ năng lực huy động vốn; ưu tiên cho vay nhà ở thương mại, nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân và tạo nguồn cung cho thị trường. Đặc biệt là phải tháo gỡ các vướng mắc, đa dạng hóa nguồn vốn và cho vay đối với dự án đủ pháp lý...
Thẳng thắn mà nói, nếu có hành động quyết liệt từ các bên liên quan, đặc biệt là nếu các tổ chức tín dụng sốt sắng tháo gỡ các "nút thắt", thì vấn đề mà người đứng đầu Chính phủ trăn trở - nguồn cung nhà ở - sẽ tăng ngay.
Thời gian qua, BĐS phát triển quá nóng; tín dụng cho BĐS đi chưa đúng nơi, ào ào cấp cho người đi mua đất nông nghiệp, đất rừng để đầu cơ, tích trữ, mua đi bán lại...
Bây giờ ngân hàng phải chọn những DN có pháp lý đầy đủ, sắp khởi công để cho vay. Nếu DN có pháp lý đầy đủ mà vẫn siết là "cắt máu" rồi.

Ông Ngô Quang Phúc
Vừa qua nói rút ngắn quy trình pháp lý với đất đai nhưng chẳng qua là gộp những bước nhỏ vào một bước lớn, thực tế chẳng giảm được bao nhiêu.
Ông NGÔ QUANG PHÚC
Giải quyết 3 điểm nghẽn của BĐS
Để phát triển sản phẩm BĐS, DN phải có 3 yếu tố, đó là: có năng lực, đất đai và pháp lý.
Ngay thời điểm khó khăn, DN nào vẫn có sản phẩm để bán, vẫn được ngân hàng cho vay thì đó là những DN mạnh, còn thực tế không ít ông vẫn phải "chạy ăn từng bữa" và thậm chí đi vay nóng xã hội đen.
Thực tế DN hiện đang thiếu đất làm dự án, dù rằng đất đai còn nhiều nhưng để phù hợp quy hoạch thì hiếm và ngay cả khi có quy hoạch rồi cũng phải phù hợp với phân khúc thị trường.
Vấn đề rất quan trọng thứ 3 là pháp lý, dù có tài chính, mua được đất và nếu làm thủ tục một mạch cũng mất trên 2 năm, thường phải 3 năm. Hiện quy trình quá phức tạp, nó như một cái thang, không qua nấc này thì không thể bước lên các nấc sau được.
Vừa qua nói rút ngắn nhưng chẳng qua là gộp những bước nhỏ vào một bước lớn, thực tế chẳng giảm được bao nhiêu.
Vấn đề khan hiếm nguồn cung, lệch pha cung cầu cũng xuất phát từ 3 nguyên nhân trên, do đó để giải bài toán thị trường BĐS hiện nay phải giải cho được 3 bài toán đó.
Cụ thể, ngân hàng cần cho vay đối với những DN uy tín, làm những sản phẩm cần thiết cho thị trường. Bên cạnh đó, cần giải quyết câu chuyện đất bằng việc quy hoạch tốt hơn, thành lập những trung tâm vệ tinh ở đông, tây, nam, bắc TP.HCM - vừa giúp giãn dân, vừa hình thành những TP mới cách trung tâm chỉ chừng 20km.
Cung tăng thì giá nhà rẻ hơn, thay vì vừa giá đắt đỏ vừa hiếm như bây giờ. Theo tôi, Nhà nước cần quy hoạch, tạo quỹ đất sạch, còn để DN tự đi tìm quỹ đất sẽ mãi manh mún, thiếu đồng bộ.
Đừng lo TP lấy tiền đâu ra, hãy tạo cơ chế. Ví dụ TP phát hành trái phiếu phát triển các khu đô thị vệ tinh, DN nào mua nhiều trái phiếu sẽ được xếp hạng để ưu tiên tham gia đấu giá phát triển dự án. Chỉ cần có cơ chế, chúng ta sẽ làm được hết.
Còn về pháp lý, bây giờ cái cần nhất vẫn là rút ngắn các quy trình, thủ tục để giúp DN đẩy nhanh tiến độ dự án, tiết kiệm được chi phí, sớm làm nhà thì giá bán ra cũng sẽ giảm.
Rừng thủ tục, cái nào cũng đau đầu
Khi làm dự án, có một bước tưởng đơn giản nhưng khiến DN rất đau đầu là xin ý kiến cộng đồng dân cư. Tức DN, chính quyền phải tổ chức gặp cộng đồng cư dân để có văn bản đồng thuận.
Đất đã phù hợp với quy hoạch rồi nhưng lỡ một vài người không đồng tình, vậy là DN phải đi gặp gỡ, khi nào đồng thuận mới qua được bước tiếp theo. Đôi khi bước này kéo dài đến vài tháng, khi đã kẹt lại thì ách tắc toàn bộ dự án. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ trong rừng thủ tục cần điều chỉnh.
-
TTO - Cuộc khủng hoảng nợ tín dụng đã đẩy các tập đoàn bất động sản ở Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu vốn và ngập trong nợ nần với các dự án phát triển nhà ở, trong khi người mua nhà cũng rơi vào cảnh lao đao vì chưa nhận được nhà và nợ nần.
-
TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi lãnh đạo các quận, huyện, TP Thủ Đức yêu cầu đẩy nhanh tiến độ gói hỗ trợ tiền thuê trọ cho khoảng 1 triệu lao động theo quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
-
TTO - UBND tỉnh Long An đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trường hợp một văn bản giả mạo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư một khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
TTO - Liên quan đến việc hủy kết quả đấu giá 4 lô đất từng trúng đấu giá, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, TP đang làm các thủ tục để hủy kết quả đấu giá và xử lý những tồn tại.
-
TTO - Cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hợp pháp được quyền sở hữu, kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại Phú Quốc như đối với đất ở là đề xuất của ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.
-
TTO - Do cấu trúc địa hình có phần đặc biệt nên mỗi khi mưa to, khu vực Gangnam ở thủ đô Seoul thường xuyên bị ngập lụt trong biển nước.
-
TTO - Chỉ biết thông tin thửa đất qua môi giới, chưa biết chủ đất là ai nhưng giám đốc công ty địa ốc vẫn nhận tiền tỉ của khách hàng.
-
TTO - Sau cái chết thương tâm của 3 người cùng một gia đình tại một căn nhà nửa hầm trong trận mưa lịch sử tối 8-8, chính quyền thành phố Seoul quyết định loại bỏ hoàn toàn nhà hầm và nửa hầm.
-
TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 9-8, ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho biết như trên. Hiện nay các sở, ngành của TP.HCM đang báo cáo UBND TP.HCM để phê duyệt kế hoạch đấu giá lại các lô bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm.
-
TTO - Theo Sở Xây dựng, nhiều chung cư xuống cấp nặng. Ví như những chung cư ở quận 3, dù mới cấp C nhưng đã nát, công tác chữa cháy, thoát nạn rất khó, cực kỳ nguy hiểm.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận