Thứ 2, ngày 18 tháng 1 năm 2021
Tháo nghẽn hạ tầng Đông Nam Bộ, tạo sức bật cho các đô thị vệ tinh
Với giải pháp xây dựng Quỹ Đầu tư hạ tầng vùng Đông Nam Bộ, mạng lưới giao thông các tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương, TP.HCM sẽ trở nên thông suốt hơn, “rời thành phố về vùng vệ tinh” tiếp tục được khẳng định là xu hướng tất yếu.

Phân khu Phoenix South - Đảo Phượng Hoàng, thuộc Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City
Ưu tiên tháo nghẽn hạ tầng
Trong khuôn khổ Hội thảo "Thúc đẩy kết nối hạ tầng vùng Đông Nam Bộ" do báo Tuổi Trẻ, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức ngày 22-11, ông Trương Văn Phước, thành viên tổ kinh tế của Thủ tướng, đã đưa ra đề xuất thành lập Hội đồng vùng và một quỹ đầu tư hạ tầng cho vùng Đông Nam Bộ này.
Đây là đề xuất nhận được sự ủng hộ của nhiều đại biểu và các lãnh đạo địa phương có liên quan như Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Thuận, TP.HCM cũng như các lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, Ngân hàng Nhà nước…
Việc hoàn thiện cơ chế, pháp lý cho Quỹ đầu tư hạ tầng vùng Đông Nam Bộ được thành lập và phát huy tác dụng sẽ thúc đẩy các dự án giao thông lớn tại đây như Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; Dự án đường vành đai 3; Tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Xuyên Mộc, tỉnh lộ 44b, đường 328, đường 329, Sân bay Long Thành… sớm hoàn thiện và đi vào hoạt động.
Theo Quyết định số 1777 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký phê duyệt ngày 11/11/2020, ACV được giao nhiệm vụ là chủ đầu tư đối với dự án thành phần 3, bao gồm các công trình thiết yếu cảng hàng không như khu bay, nhà ga, các công trình hạ tầng chung, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không...; hệ thống giao thông kết nối (tuyến số 1, 2).
Ông Lại Xuân Thanh - CT HĐQT ACV cho biết, để có thể khởi công dự án ngay trong tháng 12/2020, hiện ACV có 2 yếu tố thuận lợi cơ bản. Thứ nhất là công tác giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện, phần đất cần thiết cho Giai đoạn 1 đã được Tỉnh bàn giao cho Bộ Giao thông vận tải. Thứ hai là nguồn vốn được đảm bảo đầy đủ, sẵn sàng. Hiện nay ACV đang hoàn thiện Kế hoạch, tiến độ chi tiết thực hiện dự án trong 60 tháng, với mốc khởi công vào tháng 12-2020 và đưa dự án vào khai thác vào tháng 12-2025.
Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, đường liên vùng 4 sẽ kết nối từ đường Vành đai 3 (đoạn qua quận 9, TP.HCM) đến Quốc lộ 51 (huyện Long Thành), thông ra ngã tư Dầu Giây - Long Thành, quốc lộ 1 và đường liên tỉnh 769. Đường liên vùng 4 khi hoàn thành sẽ giải quyết áp lực giao thông từ Đồng Nai đi TP.HCM và phục vụ cho cảng hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai.

Tuyến đường liên vùng 4 được triển khai sẽ góp phần giải quyết áp lực giao thông TP.HCM – Đồng Nai
Bên cạnh đó, TS Trần Du Lịch - nguyên phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng: trong bối cảnh nguồn vốn hữu hạn, cần ưu tiên đầu tư vào những chỗ nào cần thiết nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Ông Lịch cho rằng trong cả nước, Đông Nam Bộ là khu vực có đóng góp nhiều nhất, vì vậy cần được ưu tiên đầu tư trong khu vực này để tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển kinh tế, từ đó tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu cho cả nước.
Đối với các công trình kết nối hạ tầng trong vùng, TS Lịch cho rằng cần thống nhất quan điểm đầu tư cho giao thông là đầu tư theo cả vùng.
"Đầu tư cho sân bay Long Thành, làm đường kết nối cho cảng Cái Mép - Thị Vải... không có nghĩa chỉ mang lại lợi ích cho Đồng Nai hay Bà Rịa - Vũng Tàu mà đó còn là những công trình kết nối của cả khu vực. Trên cơ sở nhận thức đầu tư giao thông theo quy mô vùng, sẽ có sự ưu tiên và huy động cơ chế, nguồn lực của các địa phương để thúc đẩy dự án" - ông Lịch nói.
Gia tăng giá trị cho các đô thị vệ tinh
Hiện nay do quỹ đất cạn kiệt, các đơn vị phát triển ngày càng khó tìm được một quỹ đất đủ lớn để phát triển mô hình tích hợp tại các khu vực trung tâm, đặc biệt tại khu vực TP.HCM. Chính vì vậy việc hoàn thiện mạng lưới giao thông huyết mạch kết nối thuận tiện các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ góp phần khẳng định xu hướng "rời" trung tâm là điều tất yếu. Những dự án đi trước đón đầu xu thế sẽ được nhiều điểm cộng khi được hưởng lợi tính kết nối cao.
Đơn cử như Aqua City - Dự án khu đô thị sinh thái thông minh tại phía Đông TP.HCM trở nên gắn kết hơn với toàn bộ khu vực. Aqua City nằm ngay trên trục đường lớn Hương Lộ 2 (Ngô Quyền nối dài), sát Quốc lộ 51 và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Aqua City còn gần với Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, Cao tốc Long Thành - Bến Lức, Cao tốc Bắc Sơn - Long Thành, Cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn…
Xét về vị trí, ngoài việc hưởng lợi từ 32km bờ sông Đồng Nai, Dự án khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City còn rất gần các điểm đến giá trị như: Cách bến cuối tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên 1,5km; Cách TP. HCM 15 km; Cách 6 km đến trung tâm TP. Biên Hòa; 2 km đến Ngã Ba Vũng Tàu; 3 km đến Khu Công nghiệp Biên Hòa; 8 km đến Khu Công nghệ cao Quận 9; 10 km đến Sân bay Quốc tế Long Thành dự kiến sẽ sớm xây dựng trong tương lai.
Với việc dành khoảng 70% diện tích cho không gian xanh, hạ tầng giao thông và tiện ích nội khu, được thiết kế đa dạng, nơi đây được đánh giá là "đất lành, chim đậu" cho các nhu cầu an cư và đầu tư. Hiện dự án vừa mới chính thức giới thiệu phân khu Phoenix South - Đảo Phượng Hoàng, thuộc Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City với các dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự, shophouse theo lối kiến trúc hiện đại thể hiện sự sang trọng, tạo sự thoáng đãng trong không gian sống, giúp kết nối giữa con người với thiên nhiên.
-
TTO - Một dự án nhà đất tại Q.10, TP.HCM chưa được cấp phép đã rao bán căn hộ. Trong năm qua, UBND quận đã ba lần phát thông tin cảnh báo ngăn chặn việc quảng cáo và rao bán này. Nhưng vì sao chưa thể xử lý việc này?
-
TTO - Theo báo cáo của phường, dù được cấp phép xây dựng một căn nhà ở riêng lẻ với quy mô 1 trệt, 3 lầu, chủ đầu tư đã xây dựng hàng loạt công trình không phép trên nhiều thửa đất khác nhau với quy mô hàng chục ngàn mét vuông.
-
TTO - Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường đặc biệt lưu ý đến việc cấp giấy chủ quyền cho căn hộ chung cư.
-
TTO - Tài liệu thu thập và kết quả điều tra cho thấy ông Đặng Tiến Trường (giám đốc Công ty cổ phần King Home Land) đã ký nhiều hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với 22 cá nhân, nhận tổng cộng gần 21,7 tỉ đồng.
-
TTO - Bị người khác chiếm dụng đất xây nhà ở, tòa án xử trả lại đất cho chủ đất nhưng người chiếm dụng vẫn ở. Gần 2 năm nay, chủ đất gặp nhiều rắc rối khi làm lại giấy tờ đất và đòi lại đất.
-
TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 101 (năm 2015) về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
-
TTO - UBND quận 10 đề nghị Sở Thông tin và truyền thông và Trung tâm báo chí TP.HCM hỗ trợ ngăn chặn thông tin quảng cáo sai về dự án Sunshine Continental trên địa bàn quận này.
-
TTO - Khi cấp giấy phép xây dựng và sắp xếp đơn vị hành chính tại TP Thủ Đức trong thời gian tới, cơ quan chức năng phải ghi tên đơn vị hành chính mới. Cá nhân, tổ chức đã được cấp giấy phép không cần điều chỉnh giấy phép xây dựng.
-
TTO - Thanh tra TP.HCM đã chuyển cơ quan công an làm rõ, xử lý vụ 'biến mất' 4.500m2 đất công tại số 14 đường Phú Châu sau quá trình cổ phần hóa của Công ty TNHH MTV dệt may Gia Định vào cuối năm 2015.
-
TTO - Nhà nước sẽ cưỡng chế thực hiện việc tháo dỡ để đầu tư cải tạo, xây dựng mới chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm khi có từ 50% chủ sở hữu căn hộ đồng ý.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận