Thứ 5, ngày 26 tháng 5 năm 2022
Thêm nhiều địa phương tạm dừng phân lô tách thửa
TTO - Sau Đồng Nai, Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc, đến lượt Bình Phước tạm dừng phân lô tách thửa.

Đồng Nai - một điểm nóng phân lô tách thửa thời gian qua. Ảnh KIM HÂN.
UBND tỉnh Bình Phước vừa yêu cầu các sở, ngành chức năng tham mưu tỉnh tạm dừng phân lô, tách thửa đất đối với các khu vực đã có quy hoạch hoặc đã có chủ trương thực hiện các dự án, công trình.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh cho chủ trương tạm dừng việc phân lô, tách thửa đất thuộc ranh giới các quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc thuộc các dự án, công trình đã có chủ trương thực hiện của UBND tỉnh. Thời gian thực hiện hoàn thành và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/6/2018.
Thời gian vừa qua, tại Thị xã Đồng Xoài đã xảy ra hiện tượng phân lô bán nền tràn lan gây nguy cơ phá vỡ quy hoạch.
Trước đó, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước để ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền trang lan cũng đã ban hành các quy định tạm dừng phân lô, bán nền tương tự.
Đơn cử, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quy định tạm dừng phân lô, tách thửa ngay sau khi những thông tin về quy hoạch hạ tầng, sân bay Quốc tế Long Thành sắp triển khai khiến thị trường sôi sục. Nhiều nhà đầu tư, đầu cơ và môi giới đổ về khiến tình trạng sốt đất xảy ra, kéo theo việc tự ý phân lô, tách thửa tràn lan, phá vỡ quy hoạch.
Mới đây, chính quyền tại các địa phương Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc cũng đã phải ban hàng lệnh tạm dừng phân lô tách thửa để hạn chế cơn sốt đất.
Được biết, những khu vực này đều đang được quy hoạch để xây dựng các đặc khu kinh tế nên từ lâu giới đầu tư đã đổ về đây để săn đất.
Tại Phú Quốc, có giai đoạn giá đất biến động liên tục, thậm chí theo từng giờ. Thông tin một miếng đất 1.000m2 ở đường tránh thị trấn Dương Đông mua 800 triệu cách đây 3 năm giờ được người khác trả giá lên đến 18 tỷ phản ánh cơn sốt đất tột độ tại đảo ngọc.
Gần đây, khi Luật đặc khu được Quốc hội bàn thảo và dự kiến thông qua lại càng khiến cho thị trường bất động sản tại đây nổi sóng. Giá đất bị đẩy lên quá cao kéo theo tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, thậm chí đất rừng, đất nông nghiệp cũng bị chiếm dụng phân lô gây nhiều hệ lụy về quy hoạch.
-
TTO - Liên quan nhà ở xây dựng sai phép tại số 84 đường Láng, sáng 25-5 lực lượng chức năng liên ngành quận Đống Đa (Hà Nội) tổ chức phá dỡ ngôi nhà này.
-
TTO - Nhiều ngân hàng tuyên bố siết tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp gần như đóng băng... khiến nhiều dự án bất động sản đối diện với nguy cơ đình trệ.
-
Danh mục trong tương lai của tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới bao gồm Grand Marina, Saigon - dự án bất động sản hàng hiệu đầu tiên của Marriott tại Việt Nam nhưng quy mô lớn nhất thế giới.
-
TTO - Bộ Giao thông vận tải chấp thuận Tập đoàn Vingroup và Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP.
-
TTO - Với hơn 3ha đất nhà nước giao xây dựng nhà máy trong cụm công nghiệp, 11 năm sau dự án vẫn chỉ là ‘bãi tha ma’, đất bị doanh nghiệp mang đi thế chấp, tạo món nợ khổng lồ hơn 2,5 triệu USD.
-
TTO - Sáng 24-5, TAND TP Đà Nẵng tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bồi thường hợp đồng liên quan khu đất vàng ven biển Đà Nẵng (trị giá gần 1.810 tỉ đồng) với phần hỏi tại tòa.
-
TTO - Người dân bị thu hồi đất với giá bồi thường 300.000 - 800.000 đồng/m2, sau đó doanh nghiệp phân lô bán nền giá 4,5 - 7 triệu đồng/m2. Suốt 4 năm qua, người dân bị thu hồi đất vẫn chưa được tái định cư.
-
TTO - Cụm công nghiệp Quảng Tâm có diện tích 35ha (huyện Tuy Đức) được UBND tỉnh Đắk Nông giao đất vào cuối năm 2009 và bị lấn chiếm cho đến nay. Suốt 12 năm qua, chính quyền các cấp tỉnh này lúng túng xử lý không xong.
-
TTO - Việc gom đất, thổi giá "đón đầu" hai dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa và Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) khiến chính quyền các địa phương vất vả ngăn chặn.
-
TTO - Hơn 100 dự án bất động sản với nhiều kiểu vướng mắc được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổng hợp kiến nghị, gửi đến UBND TP.HCM và các cơ quan có thẩm quyền từ tháng 3 đến tháng 5-2022.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận