25/12/2023 07:50 GMT+7

Thông điệp kiến trúc của các đại sứ quán Mỹ trên thế giới sau Thế chiến II đã lạc nhịp?

Được xây dựng sau Thế chiến II, các đại sứ quán Mỹ được thiết kế chủ yếu thể hiện các giá trị của Mỹ: dân chủ. Nhưng tương lai của những địa danh này đang lung lay.

Đại sứ quán Mỹ ở New Delhi, do Ed Durell Stone thiết kế, khánh thành vào năm 1959 trong làn sóng ngoại giao thân thiện của Bộ Ngoại giao - Ảnh: ONERA PUBLISHING

Đại sứ quán Mỹ ở New Delhi, do Ed Durell Stone thiết kế, khánh thành vào năm 1959 trong làn sóng ngoại giao thân thiện của Bộ Ngoại giao - Ảnh: ONERA PUBLISHING

Sau Thế chiến thứ hai, Mỹ ý thức được kiến trúc cũng mang hình thái ngoại giao văn hóa và là nơi Mỹ muốn mở rộng vòng tay "dân chủ" thân thiện với mọi quốc gia. Có 25 đại sứ quán Mỹ được xây dựng lại với kiến trúc "mở" thân thiện trong thời kỳ này, theo Hãng tin Bloomberg.

Kiến trúc ngoại giao "dân chủ" và thân thiện

Cơ quan thông tin Mỹ (USIA - trực thuộc Bộ Ngoại giao được CIA tài trợ) đã nỗ lực rất nhiều trong việc sử dụng các hoạt động văn hóa cho các sáng kiến ngoại giao công chúng. Và rất nhiều điều trong đó đã diễn ra trong các đại sứ quán.

Cuốn sách mới của David B. Peterson: "Đại sứ quán Mỹ trong Chiến tranh Lạnh: Kiến trúc của dân chủ, ngoại giao và quốc phòng", cung cấp cái nhìn sâu sắc mới mẻ về cách Bộ Ngoại giao Mỹ tìm cách sử dụng chủ nghĩa hiện đại, như một công cụ quản lý nhà nước ngay sau Thế chiến thứ hai.

Văn phòng Điều hành tòa nhà nước ngoài (FBO, nay gọi là Cục Điều hành tòa nhà nước ngoài) thời kỳ 1945-1961 đã ủy quyền cho hơn 25 đại sứ quán được xây dựng lại để trở thành “nơi quảng cáo cho nền dân chủ Mỹ".

Các đại sứ quán theo đó được xây dựng để hỗ trợ chính sách ngoại giao mềm trong thời kỳ của các điệp viên chứ không phải thời kỳ của khủng bố như ngày nay.

Một bức "tranh tường" bằng kim loại của nghệ sĩ người Mỹ Harry Bertoia trên mặt tiền Đại sứ quán Mỹ ở Caracas - Ảnh: DOCOMOMO VENEZUELA

Một bức "tranh tường" bằng kim loại của nghệ sĩ người Mỹ Harry Bertoia trên mặt tiền Đại sứ quán Mỹ ở Caracas - Ảnh: DOCOMOMO VENEZUELA

Hoàn hảo với bộ ghế Barcelona của Mies van der Rohe, nội thất của Đại sứ quán Mỹ tại Havana, do Florence Knoll thiết kế, thể hiện phong cách kiến trúc giữa thế kỷ 20 - Ảnh: US DEPARTMENT OF STATE

Hoàn hảo với bộ ghế Barcelona của Mies van der Rohe, nội thất của Đại sứ quán Mỹ tại Havana, do Florence Knoll thiết kế, thể hiện phong cách kiến trúc giữa thế kỷ 20 - Ảnh: US DEPARTMENT OF STATE

FBO đã thuê các kiến trúc sư nổi tiếng như Saarinen, Edward Durell Stone, Marcel Breuer, Walter Gropius, John Johansen và những người khác tham gia thiết kế, xây dựng các đại sứ quán mới.

Không chỉ là văn phòng làm việc của các nhà ngoại giao (dĩ nhiên cả đặc vụ CIA), các đại sứ quán này còn là nơi để người dân địa phương đến đọc sách, xem phim và tham gia triển lãm nghệ thuật.

Hầu hết công trình theo đó đều có nhiều lối vào và nằm dọc các con phố trung tâm thành phố để người dân dễ tiếp cận.

Rất nhiều đại sứ quán thời kỳ này được người dân địa phương xem có giá trị văn hóa, kể cả quốc gia có mối quan hệ rất bấp bênh hoặc thù địch với Mỹ ngày nay.

Đại sứ quán Mỹ cũ ở London được xây dựng sau Thế chiến II đang được chuyển đổi thành khách sạn - Ảnh: US DEPARTMENT OF STATE

Đại sứ quán Mỹ cũ ở London được xây dựng sau Thế chiến II đang được chuyển đổi thành khách sạn - Ảnh: US DEPARTMENT OF STATE

Đại sứ quán Mỹ theo chủ nghĩa hiện đại của Josep Lluís Sert ở Baghdad được xây dựng những năm 1950 để thể hiện lý tưởng của người Mỹ - Ảnh: US DEPARTMENT OF STATE

Đại sứ quán Mỹ theo chủ nghĩa hiện đại của Josep Lluís Sert ở Baghdad được xây dựng những năm 1950 để thể hiện lý tưởng của người Mỹ - Ảnh: US DEPARTMENT OF STATE

Kiến trúc kín bưng khi ngoại giao chuyển sang "phòng thủ"

Tuy nhiên, những tòa nhà đại sứ quán Mỹ thuở đó giờ lại khiến các quan chức Mỹ lo lắng và những tòa nhà ấn tượng bỗng dưng trở nên lạc nhịp với bối cảnh an ninh hậu 11-9.

Chính điều này cũng khiến chúng dễ bị tổn thương trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu sau này.

Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad xây mới năm 2009 là một khu phức hợp kiên cố khổng lồ, được coi là lớn nhất trên thế giới và có lẽ là xấu nhất theo các chuyên gia - Ảnh: PICTURE ALLIANCE

Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad xây mới năm 2009 là một khu phức hợp kiên cố khổng lồ, được coi là lớn nhất trên thế giới và có lẽ là xấu nhất theo các chuyên gia - Ảnh: PICTURE ALLIANCE

Đại sứ quán đầu tiên của Mỹ ở Baghdad thủ đô Iraq do Josep Lluís Sert thiết kế và xây dựng cuối những năm 1950 được ca ngợi nhờ một loạt sân bậc thang mang tính cởi mở, minh bạch. Tuy nhiên, nó đã bị bỏ hoang vào đêm trước Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Ngày nay, ở Baghdad các nhà ngoại giao Mỹ làm việc trong một khu phức hợp khổng lồ rộng 48ha bên trong vùng xanh kiên cố. 

Ngoài thiết kế giống nhà tù và chi phí xây dựng, vận hành cắt cổ, khu phức hợp đại sứ quán gồm 21 tòa nhà còn cắt đứt đường đi công cộng ra bờ sông...

Với các tấm bê tông đúc sẵn và có hào bao quanh, đại sứ quán Mỹ do John M. Johansen thiết kế ở Dublin được hoàn thành vào năm 1964 - Ảnh: DEPARTMENT OF DRAWING AND ARCHIVES

Với các tấm bê tông đúc sẵn và có hào bao quanh, đại sứ quán Mỹ do John M. Johansen thiết kế ở Dublin được hoàn thành vào năm 1964 - Ảnh: DEPARTMENT OF DRAWING AND ARCHIVES

Là "sản phẩm" của chương trình Thiết kế xuất sắc năm 2010, đại sứ quán Mỹ mới do kiến trúc sư KieranTimberlake thiết kế ở London có thể hấp dẫn hơn các tòa nhà mà ông John Kerry ám chỉ, nhưng các nhà quan sát địa phương vẫn chỉ trích các tính năng phòng thủ sâu rộng của nó.

Đứng trước các đại sứ quán được xây dựng kín bưng, thượng nghị sĩ John Kerry thậm chí phải kêu lên: “Chúng ta đang xây dựng pháo đài trên khắp thế giới".

Kiến trúc sư Walter Gropius mượn kiến trúc đền Parthenon của Hy Lạp để thiết kế Đại sứ quán Mỹ ở Athens - Ảnh: HARVARD ART MUSEUMS

Kiến trúc sư Walter Gropius mượn kiến trúc đền Parthenon của Hy Lạp để thiết kế Đại sứ quán Mỹ ở Athens - Ảnh: HARVARD ART MUSEUMS

Hiện chỉ còn khoảng 5 trong số 25 đại sứ quán được xây dựng thời Chiến tranh Lạnh còn tồn tại đến ngày hôm nay.

Lý do, nước Mỹ đang sống trong một thế giới khác và an ninh phải được đặt lên hàng đầu.

Lực lượng bí ẩn bắn rocket trúng Đại sứ quán Mỹ ở IraqLực lượng bí ẩn bắn rocket trúng Đại sứ quán Mỹ ở Iraq

TTO - Thông báo của quân đội Iraq ngày 26-1 cho biết 5 quả rocket Katyusha đã rơi xuống "vùng xanh" của Baghdad, thủ đô Iraq vào cuối ngày 26-1, khu vực có Đại sứ quán Mỹ và nhiều tòa nhà chính phủ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên