Thứ 5, ngày 11 tháng 8 năm 2022
Thu hồi đất trồng lúa... để cho thuê
TT - Nhiều người dân có đất trồng lúa bị thu hồi bởi dự án Khu công nghiệp Thạnh Lộc (xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) rất bức xúc vì chính quyền thu hồi đất trồng lúa của dân nhưng để trống nhiều năm nay.
Những người dân bị thu hồi đất của dự án Khu công nghiệp Thạnh Lộc cho biết khi đất lúa bị chính quyền thu hồi, người dân đã giao trọn mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, chủ đầu tư chưa đưa vào sử dụng ngay mà bỏ trống để cỏ lác mọc đầy hoặc cho thuê lại. Vấn đề là người được thuê không phải là dân bị thu hồi đất nên những người có đất bị thu hồi cảm thấy bức xúc.
“Mùa trước khi thu hồi đất thì chỉ còn hơn một tháng nữa là tới vụ đông xuân nhưng dân chúng tôi vẫn chấp hành giao mặt bằng. Thấy đất chưa sử dụng ngay nên chúng tôi xin canh tác thì họ không cho. Nhưng không ngờ người dân ở nơi khác đến canh tác trên mảnh đất của chính chúng tôi bị thu hồi. Vụ hè thu này chúng tôi xin thuê cũng không được” - ông Lê Văn Tư, một người dân địa phương, nói.
Thấy đất bỏ trống nên đã có một số hộ dân vào trồng lúa nhưng bị chính quyền địa phương ngăn cản. Ông Đinh Văn Bình - chủ tịch xã Thạnh Lộc - giải thích: “Đất hiện nay Nhà nước đã thu hồi nên không còn là đất của dân nữa, vì vậy Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Kiên Giang có yêu cầu chúng tôi không cho dân vào canh tác. Dù vậy theo tôi, không nên để đất trống lãng phí và gây bức xúc cho người dân có đất bị thu hồi”.
Ông Nguyễn Văn Tân - trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Kiên Giang - cho biết Khu công nghiệp Thạnh Lộc có tổng diện tích đến 250ha, giai đoạn một đã thu hồi hơn 56ha. Do thời điểm thu hồi sát vụ lúa đông xuân năm 2011 nên có xin chủ trương UBND tỉnh cho thuê diện tích đất trên. “Vụ đông xuân vừa rồi chúng tôi cho thuê và thu được 300 triệu đồng, số tiền này đã nộp vào ngân sách. Việc cho thuê là do bộ phận tham mưu của ban làm. Sau vụ lúa đông xuân vừa rồi chúng tôi không cho thuê nữa vì chuẩn bị tiến hành làm đường vào khu công nghiệp và giao đất cho các nhà đầu tư để xây dựng nhà máy”- ông Tân giải thích.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, đến giờ này đất vẫn còn để trống. Giải thích điều này, ông Tân cho biết nguyên nhân là do UBND tỉnh Kiên Giang chậm phê duyệt dự án làm đường vào khu công nghiệp và chậm xác định giá giao đất cho nhà đầu tư.
-
TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 9-8, ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho biết như trên. Hiện nay các sở, ngành của TP.HCM đang báo cáo UBND TP.HCM để phê duyệt kế hoạch đấu giá lại các lô bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm.
-
TTO - Theo Sở Xây dựng, nhiều chung cư xuống cấp nặng. Ví như những chung cư ở quận 3, dù mới cấp C nhưng đã nát, công tác chữa cháy, thoát nạn rất khó, cực kỳ nguy hiểm.
-
TTO - Nhận định trên được bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - đưa ra tại buổi giám sát việc thực hiện Luật nhà ở trên địa bàn TP giai đoạn 2016 - 2021.
-
TTO - Dự thảo Luật đất đai mà Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm thay đổi, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là sự khẳng định nguyên tắc cân bằng, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ đất đai.
-
TTO - “Xảy ra mâu thuẫn thì phải tìm đến các cơ quan pháp luật nhưng đằng này họ lại hành xử không khác gì luật rừng. Uất ức hơn khi sự việc xảy ra trong một thời gian dài từ cuối năm 2021 đến tháng 7-2022…”, bà H. nói.
-
TTO - Chính phủ đặt mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội vào năm 2030 nhưng chỉ vài doanh nghiệp đăng ký đã có ngay con số lên đến 1,2 triệu căn.
-
TTO - Từ xưa đến nay chưa bao giờ Luật đất đai mở cho người nước ngoài được tiếp cận và có quyền sử dụng đất. Luật nhà ở và Luật đầu tư quy định rõ các liên doanh thực hiện dự án sử dụng đất thì vốn đầu tư nước ngoài dưới 49%.
-
Sau đại dịch, bài toán an cư cho người lao động thu nhập thấp càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội.
-
TTO - Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định đã có kết quả giám định mẫu đất và vẫn buộc giám đốc chi nhánh ngân hàng có hành vi hủy hoại đất phải khắc phục hiện trạng. Tuy nhiên người này chưa thực hiện.
-
TTO - Hàng ngàn căn hộ, nền đất phục vụ tái định cư (gọi tắt là nhà tái định cư) tại TP.HCM và Hà Nội với giá trị hàng ngàn tỉ đồng bị "bỏ hoang" nhiều năm nay gây lãng phí và tốn tiền bảo trì, bảo dưỡng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận