19/11/2023 08:49 GMT+7

Tiền Giang sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới

Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang khẳng định phương châm của tỉnh là mến khách, trọng đối tác, mong muốn hợp tác phát triển với các nhà đầu tư trong nước, quốc tế các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, thương mại, dịch vụ, du lịch...

Cầu Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) đã đưa vào sử dụng, kết nối giao thông vùng trọng điểm kinh tế của Tiền Giang - Ảnh: THÀNH THẮNG

Cầu Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) đã đưa vào sử dụng, kết nối giao thông vùng trọng điểm kinh tế của Tiền Giang - Ảnh: THÀNH THẮNG

Tiền Giang sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư hiệu quả.

Hạ tầng giao thông thuận lợi

Với hệ thống hạ tầng giao thông thủy và bộ ngày càng hoàn thiện, Tiền Giang lại có vị trí kết nối vùng kinh tế phía Nam và TP.HCM thông qua các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, các quốc lộ 1, 30, 50, 60; có các sông Tiền, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo... Đồng thời, tỉnh còn tập trung phát triển hạ tầng kinh tế quốc gia, vùng, liên vùng, với ba vùng trọng điểm phát triển là vùng kinh tế ven biển, vùng công nghiệp Tân Phước và vùng kinh tế dọc sông Tiền. Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ là cơ sở vững chắc để tỉnh tạo đột phá trong thu hút đầu tư.

Hiện tại Tiền Giang đã phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khá hoàn thiện. Tỉnh cũng đã rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để điều chỉnh và bổ sung phù hợp với thị trường. Đặc biệt là tranh thủ nguồn nhân lực đáp ứng chính quyền số, vận hành chuyển đổi số.

Bên cạnh, tỉnh Tiền Giang cũng chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và đô thị xanh, dịch vụ du lịch, thương mại, logistics, thị trường bất động sản theo hướng tích hợp thay vì từng ngành biệt lập.

Kênh Chợ Gạo (Tiền Giang), tuyến giao thông thủy huyết mạch của ĐBSCL - Ảnh: BẠCH CÚC

Kênh Chợ Gạo (Tiền Giang), tuyến giao thông thủy huyết mạch của ĐBSCL - Ảnh: BẠCH CÚC

Sắp trình Thủ tướng quy hoạch tỉnh

Tiền Giang sắp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển, xây dựng Tiền Giang thành tỉnh công nghiệp hiện đại, kinh tế nông nghiệp năng động. Tỉnh mong muốn trở thành vùng đô thị lớn tầm khu vực và là một trong những địa phương đầu tàu về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng.

Cụ thể, quy hoạch này đưa ra chiến lược giải quyết các điểm nghẽn như: hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh vượt trội gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính. Trong đó, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Ngoài ra, xác định việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính sẽ góp phần quan trọng trong thu hút đầu tư, tỉnh Tiền Giang đã thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông trong lĩnh vực đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp, nhằm rút ngắn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Trong đó, hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và triển khai xây dựng Cổng thông tin xúc tiến đầu tư.

Phê duyệt chủ trương đầu tư

Từ nay đến cuối năm 2023, tỉnh Tiền Giang tiếp tục xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư các dự án: khu du lịch sinh thái Trung Kiên; nhà máy chế biến trái cây tại huyện Chợ Gạo, Cụm công nghiệp Thạnh Tân; nhà máy chế biến nông sản; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Lê Hà... Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án: khu đô thị Đông Bắc TP Mỹ Tho; nhà máy sản xuất hydro xanh Tiền Giang; dự án Tổ hợp nhà máy sản xuất khí Bio-LNG, CO, lỏng và phân bón hữu cơ Việt Nam - Hà Lan...

Tuần lễ giới thiệu sản phẩm OCOP Tiền Giang tại TP.HCMTuần lễ giới thiệu sản phẩm OCOP Tiền Giang tại TP.HCM

Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng tỉnh Tiền Giang sẽ diễn ra từ ngày 29-8 đến 2-9, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) trên đường Nguyễn Huệ (quận 1).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên