30/12/2019 13:22 GMT+7

TP.HCM đề nghị tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách, cho xây trung tâm tài chính

TRẦN VŨ NGHI - LÊ THANH - NGỌC AN
TRẦN VŨ NGHI - LÊ THANH - NGỌC AN

TTO - Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất cho phép TP.HCM chủ động thực hiện đề án xây dựng tỉ lệ điều tiết ngân sách, cũng như đưa việc xây dựng trung tâm tài chính quốc gia vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tiếp theo.

TP.HCM đề nghị tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách, cho xây trung tâm tài chính - Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chủ trì phiên họp trực tuyến tại TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Phát biểu trực tiếp tới hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 30-12, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã đề xuất một loạt kiến nghị tới lãnh đạo Bộ Chính trị, trung ương xem xét giải quyết cho thành phố nhiều vướng mắc còn tồn tại trong thời gian qua.

Cụ thể, TP.HCM đề nghị Bộ Chính trị, Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện cho TP.HCM xây dựng "Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM" theo Hiến pháp năm 2013 và một loạt nghị quyết được ban hành của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đã có quy định.

Thành phố cũng đề nghị Chính phủ quan tâm ủng hộ nhằm tạo nên một nguồn lực tương xứng, một động lực mạnh mẽ hơn cho sự phát triển của thành phố và các địa phương trong cả nước thông qua việc cho phép TP.HCM chủ động thực hiện "Đề án xây dựng tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố cùng các địa phương giai đoạn 2021-2025"

Với đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc gia, xứng tầm khu vực và quốc tế đặt tại TP.HCM, lãnh đạo UBND TP kiến nghị được đưa vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của quốc gia.

Lý do là vì "TP.HCM là một trung tâm tài chính lớn nhất cả nước, đầu tàu kinh tế của cả nước, sẵn sàng tiên phong đi trước thực hiện những nhiệm vụ mới vì cả nước, cùng cả nước", cũng như phù hợp với định hướng phát triển kinh tế quốc gia, tiến tới xây dựng một trung tâm tài chính mang tầm vóc khu vực và quốc tế là việc cần thiết và là xu thế phát triển tất yếu.

Riêng nghị quyết cho phép thành phố thực hiện cơ chế, quy trình "đặc thù" để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn TP.HCM mà Thường trực Chính phủ đã họp thông qua vào tháng 10-2019, ông Nguyễn Thành Phong đề xuất "Chính phủ ban hành nghị quyết để thành phố sớm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác trên".

Đồng thời, lãnh đạo TP.HCM cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên môi trường và các bộ ngành liên quan sớm ban hành hướng dẫn về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để các địa phương thuận lợi khi triển khai thực hiện.

Theo ông Phong, TP.HCM hoàn toàn đồng tình, thống nhất cao với nội dung các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 2019 và những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Song song đó, thành phố chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng...

Cử tri lo ngại TP.HCM không đủ nguồn lực khi tỉ lệ ngân sách giữ lại thấp Cử tri lo ngại TP.HCM không đủ nguồn lực khi tỉ lệ ngân sách giữ lại thấp

TTO - Chiều 24-12, tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM gồm đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê tiếp xúc cử tri tại quận Thủ Đức.

TRẦN VŨ NGHI - LÊ THANH - NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: UBND TPHCM Kiến nghị