Thứ 3, ngày 13 tháng 4 năm 2021
TP.HCM tập trung gỡ vướng các dự án bất động sản, xem xét rút ngắn thủ tục
TTO - Từ nay đến 30-4, UBND TP sẽ tập trung giải quyết vướng mắc đang tồn tại của các dự án bất động sản (BĐS), đồng thời có giải pháp rút ngắn thủ tục, cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các sở ngành và UBND quận, huyện cũng được đề xuất.

Tháo gỡ vướng mắc cho các dự án cũng là một giải pháp thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Cho biết như vậy tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo UBND TP và doanh nghiệp (DN) bất động sản sáng 27-2, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định việc gỡ khó cho BĐS cũng là một giải pháp thúc đẩy kinh tế TP phát triển, bởi BĐS chiếm tỉ lệ đáng kể trong nguồn thu ngân sách địa phương.
Phối hợp rút ngắn thời gian làm thủ tục
Tại hội nghị, đại diện Sở Xây dựng TP đề xuất 4 bước thực hiện thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại, tổng cộng 215 ngày làm việc, ước khoảng 11 tháng. Các bước thủ tục này còn có thể được rút ngắn khi có 2 thủ tục được thực hiện song song với nhau tại Sở Xây dựng và Sở TN&MT.
Theo nhiều DN BĐS, nếu đề xuất này được UBND TP thông qua, thời gian làm thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại được rút ngắn còn 1/4 so với hiện hành. Tuy nhiên, một số DN nhận định thủ tục hành chính không phải là khâu vướng mắc duy nhất hiện nay.
Ông Lê Hữu Nghĩa, phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (Horea), cho rằng việc phối hợp giữa các sở, ngành liên quan cũng là một khâu chiếm nhiều thời gian trong quá trình DN làm hồ sơ đầu tư dự án.
"Tôi đã gặp nhiều trường hợp công văn hỏi ý kiến của các sở phát đi hỏi UBND quận, huyện được phản hồi sau 3 - 6 tháng. Mà đâu phải có công văn trả lời là giải quyết xong vấn đề, có khi phải hỏi đi hỏi lại, DN chờ mà phát nản", ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa đề xuất cần có quy định cụ thể thời gian trả lời công văn trao đổi thông tin, công việc giữa các sở, ngành và UBND quận, huyện khi giải quyết hồ sơ cho DN, người dân.
"Nếu đơn vị nào trả lời chậm, cơ quan phát công văn hỏi có thể tự giải quyết và đơn vị được hỏi phải chịu trách nhiệm", ông Nghĩa gợi ý.
Ông Lê Viết Hải - chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn xây dựng Hòa Bình - đề xuất TP có cơ chế cho phép các chủ đầu tư dự án được đóng tiền để tăng hệ số sử dụng đất trong một tỉ lệ nhất định tùy vị trí và cần công khai thông tin này. Hệ số sử dụng đất càng cao, DN đóng tiền sử dụng đất càng lớn.
"Số tiền mà DN đóng cho hệ số sử dụng đất tăng thêm có thể cao gấp 3 lần so với tiền sử dụng đất theo hệ số thông thường. Như vậy, vừa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, nhu cầu an cư của người dân mà Nhà nước cũng có lợi. Quy định này trở thành luật sẽ không gây khó xử cho quan chức nhà nước khi cấp phép và xử lý xây dựng sai quy hoạch", ông Hải kiến nghị.
Gỡ vướng cho BĐS để tăng thu ngân sách
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong cho biết rất chia sẻ với các DN, nhưng TP cũng gặp những cái khó. Bởi thời gian qua TP tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra.
Không chỉ những dự án BĐS bị thanh tra, kiểm tra phải ngừng thực hiện theo quy định mà cán bộ, công chức của các sở cũng phải giải trình các nội dung tham mưu nên ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết hồ sơ của DN.
Bên cạnh đó, các dự án liên quan đến xử lý nhà, đất công bị dừng theo chỉ đạo của Chính phủ, các dự án đang thực hiện theo phương thức BT cũng bị dừng thực hiện, chuyển qua cách làm mới gây khó khăn.
Cũng theo ông Phong, đóng góp của các DN BĐS chiếm đáng kể trong nguồn thu ngân sách của TP nên việc giúp cho DN chính là giúp cho TP, tháo gỡ khó khăn cho DN BĐS tức tìm ra giải pháp thúc đẩy kinh tế TP.
Đó cũng là trách nhiệm của UBND TP. Ông Phong cho biết với chủ đề năm 2021 là năm cải thiện môi trường đầu tư, TP quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh giúp DN phát triển. TP sẽ nỗ lực cải cách và dùng những biện pháp mạnh mẽ hơn để xây dựng bộ máy phục vụ cho người dân ngày càng tốt hơn, nâng cao sự hài lòng của người dân và DN.
Ông Phong cũng chỉ đạo các bộ phận liên quan phải giải quyết những kiến nghị cụ thể của các DN BĐS và các dự án có vướng mắc trong thời gian từ nay đến 30-4. Việc xử lý phải được thông tin phản hồi trở lại cho DN.
"Những vấn đề nằm trong thẩm quyền của TP thì TP sẽ triển khai xử lý, những vấn đề nào thuộc thẩm quyền của trung ương thì DN phải chia sẻ", ông Phong lưu ý.
Mời gọi DN đầu tư vào TP Thủ Đức
Cũng tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết TP đang giải quyết những vấn đề Thủ Thiêm, trước khi khởi động lại các dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm và mời gọi các DN tham gia.
Ngoài ra, TP cũng muốn các DN quan tâm đến TP Thủ Đức. Những khu vực nào ở TP Thủ Đức đã có ý tưởng quy hoạch ổn định, không thay đổi trong định hướng điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM có thể lập quy hoạch ngay để mời gọi đầu tư. Các dự án bất động sản đang triển khai sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ cho DN qua Horea.
-
TTO - Cả nước có khoảng 2.500 nhà chung cư cũ, qua rà soát có khoảng 600 nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng ở cấp C, cấp D. Tuy nhiên sau 14 năm thực hiện vẫn rất hạn chế, chưa tới 10% chung cư nguy hiểm, hư hỏng được xây mới.
-
TTO - Trong 5 năm qua, từ 2015 - 2020, những căn hộ bình dân có giá 1-2 tỉ đồng lần lượt biến mất khỏi thị trường.
-
TTO - Sau một 1 tháng cưỡng chế tài khoản nhưng không thu đủ tiền thuế, Cục Thuế TP.HCM đã ban hành quyết định cưỡng chế hóa đơn với Thu Duc House trong thời hạn 1 năm, kéo dài đến 30-3-2022.
-
TTO - Các chính sách tín dụng ưu ái cho bất động sản thời gian qua là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến sốt đất khắp nơi.
-
TTO - Dự án khu dân cư rộng hơn 49ha có vị trí đắc địa phải 'đứng hình' suốt nhiều năm do tranh chấp nhưng nay các bên đã rút đơn và có bản án hiệu lực của tòa, khép lại tranh chấp.
-
TTO - Thị trường luôn có bất ngờ, nhưng khi những đợt tăng giá vô lý cứ thành sự thật thì rất cần bàn tay Nhà nước. Tuy nhiên, chỉ có Bộ Tài nguyên & môi trường thì không làm được.
-
TTO - Trước hiện tượng sốt đất khắp nơi, phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Đào Trung Chính công nhận nếu không can thiệp, chấn chỉnh kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.
-
TTO - Thời gian gần đây, không chỉ ở các địa phương có thông tin từ huyện lên quận hay sắp có dự án, khu công nghiệp… xảy ra sốt đất ảo, mà ngay chính những căn biệt thự bỏ hoang cả 10 năm nay ở Hà Nội cũng được dựng dậy để đón sóng.
-
TTO - Sau thời gian ra quân 'dẹp loạn', đến nay tại khu vực tây bắc TP Đà Nẵng tiếp tục tái diễn tình trạng dựng kiôt bất động sản không phép hàng loạt.
-
TTO - Thanh tra Chính phủ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thu hồi 13 dự án ở khu đô thị mới Nam TP.HCM do đã giao đất quá lâu nhưng chủ đầu tư chưa đóng tiền sử dụng đất, chưa đầu tư xây dựng...
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận