Thứ 5, ngày 28 tháng 1 năm 2021
Tranh chấp thừa kế
TTO - Ông bà ngoại tôi có bảy người con: hai người cậu đang định cư ở nước ngoài, mẹ tôi, dì tôi và ba người cậu đang sống ở Việt Nam. Mẹ tôi đã lập gia đình, ra riêng và đã mất năm 1988. Sau đó năm 1990 và 2002 ông bà ngoại tôi cũng lần lượt mất. Hiện căn nhà của ông bà ngoại do cậu tôi đứng tên chủ hộ, vì ông ngoại tôi không làm di chúc và bà ngoại đã làm thủ tục chuyển cho cậu.
Vậy, tôi và các em tôi có được hưởng di sản từ căn nhà ông bà ngoại tôi không? Cậu tôi nói dù chúng tôi là con ruột của mẹ tôi nhưng không được quyền thừa kế có đúng không? Luật pháp có tính đến quyền thừa kế của mẹ tôi (người đã mất) không?
Xin chân thành cảm ơn.
Uyen Phuong (t_phuonguyen@...)
- Trả lời của luật sư Nguyễn Văn Hậu:
Theo qui định tại điều 677 Bộ luật dân sự về thừa kế thế vị thì: "Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".
Theo qui định nêu trên, vì mẹ bạn chết trước ông bà ngoại bạn, do đó bạn và các em bạn (là con của mẹ bạn) sẽ được hưởng phần di sản mà mẹ bạn được hưởng nếu mẹ bạn còn sống.
Vì thông tin bạn trình bày không nói rõ là cậu của bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hay chỉ đơn thuần là đứng tên chủ hộ căn nhà. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bạn và các em bạn, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế của bạn.
Lưu ý thêm với bạn là thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (điều 645 Bộ luật dân sự).
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề nhà đất, thủ tục giấy tờ liên quan đến "sổ đỏ", "sổ hồng"... hoặc bài vở cộng tác bạn đọc có thể gửi về mục "Tư vấn nhà đất" hoặc "Địa ốc" tại địa chỉ: diaoc@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng nêu rõ chi tiết vấn đề cần hỏi và gõ font chữ unicode (có dấu). Xin chân thành cảm ơn! |
-
TTO - Chiều 25-1, Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và điều động, bổ nhiệm nhân sự chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Thủ Đức.
-
TTO - Liên quan vụ xây nhà trên đất nông trường chờ lên đô thị, ông Lê Thái Dũng - bí thư Huyện ủy Cư Kuin (Đắk Lắk) - khẳng định sẽ kiên quyết tháo dỡ các căn nhà dọc quốc lộ 27, không cho hợp thức hóa công trình vi phạm.
-
TTO - Làm thế nào để khi xây nhà ít gây ảnh hưởng đến nhà bên cạnh? Nếu hàng xóm xây nhà làm hư hỏng nhà mình thì liên hệ ai, nơi nào giải quyết? Cả bên xây nhà và bên bị ảnh hưởng cần làm gì để tránh tranh chấp, khiếu kiện kéo dài?...
-
TTO - Hiện nay, theo số liệu của Công ty TNHH MTV cà phê Việt Thắng (Tập đoàn cà phê VN), trên các diện tích đất lấn chiếm, sang nhượng này đã xây dựng 66 căn nhà hoàn thiện, dở dang.
-
TTO - Năm 2020, thị trường bất động sản TP.HCM tiếp tục thiếu hụt nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là các sản phẩm nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.
-
TTO - Một dự án nhà đất tại Q.10, TP.HCM chưa được cấp phép đã rao bán căn hộ. Trong năm qua, UBND quận đã ba lần phát thông tin cảnh báo ngăn chặn việc quảng cáo và rao bán này. Nhưng vì sao chưa thể xử lý việc này?
-
TTO - Theo báo cáo của phường, dù được cấp phép xây dựng một căn nhà ở riêng lẻ với quy mô 1 trệt, 3 lầu, chủ đầu tư đã xây dựng hàng loạt công trình không phép trên nhiều thửa đất khác nhau với quy mô hàng chục ngàn mét vuông.
-
TTO - Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường đặc biệt lưu ý đến việc cấp giấy chủ quyền cho căn hộ chung cư.
-
TTO - Tài liệu thu thập và kết quả điều tra cho thấy ông Đặng Tiến Trường (giám đốc Công ty cổ phần King Home Land) đã ký nhiều hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với 22 cá nhân, nhận tổng cộng gần 21,7 tỉ đồng.
-
TTO - Bị người khác chiếm dụng đất xây nhà ở, tòa án xử trả lại đất cho chủ đất nhưng người chiếm dụng vẫn ở. Gần 2 năm nay, chủ đất gặp nhiều rắc rối khi làm lại giấy tờ đất và đòi lại đất.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận