02/11/2008 03:30 GMT+7

"Treo" giấy chủ quyền nhà

V.C.M. ghi
V.C.M. ghi

TT - Tiếng là sống trong căn hộ cao cấp nhưng trên thực tế nhiều người dân phải sống đời tạm trú vì không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là chủ quyền nhà). Từ đó kéo theo hàng loạt cái “không” khác: không được chuyển hộ khẩu, không sinh hoạt tổ dân phố, con cái không được đi học đúng tuyến...

OaTvvGr2.jpgPhóng to
Chung cư Gia Phú (Q.Bình Tân) đã bàn giao căn hộ từ giữa năm 2007, nhưng đến nay các hộ dân vẫn chưa có chủ quyền nhà -Ảnh: M.ĐỨC
TT - Tiếng là sống trong căn hộ cao cấp nhưng trên thực tế nhiều người dân phải sống đời tạm trú vì không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là chủ quyền nhà). Từ đó kéo theo hàng loạt cái “không” khác: không được chuyển hộ khẩu, không sinh hoạt tổ dân phố, con cái không được đi học đúng tuyến...

Bài 1: Khách hàng thiệt đủ đường Bài 2: Tranh chấp diện tích chung - riêng

Một trong những chung cư “ngâm” giấy chủ quyền của dân khá lâu là chung cư Mỹ Vinh (Q.3, TP.HCM) do Công ty TNHH TM & DV Thy làm chủ đầu tư. Đa số chủ hộ tại cao ốc đều đã nhận nhà gần ba năm, đóng đủ 100% tiền mua căn hộ cho chủ đầu tư nhưng chủ quyền nhà đến nay vẫn chưa có.

Thiệt hại trăm bề

Chủ căn hộ 9.3 tại cao ốc Mỹ Vinh cho biết bà hiện là đảng viên ở một cơ quan nhà nước, muốn sinh hoạt cấp ủy ở nơi cư ngụ cũng không được vì không có hộ khẩu, không có giấy tờ gì khác chứng minh là cư dân địa phương ngoài hợp đồng mua bán nhà với Công ty Thy. Chủ hộ này còn nói có một người con đang du học ở Anh, cần chủ quyền nhà để thế chấp vay ngân hàng lo tiền học nhưng cũng đành bó tay, không ngân hàng nào chịu thế chấp bằng hợp đồng mua bán nhà.

Luật sư Đinh Văn Thảo, (Đoàn luật sư TP.HCM):

Luật thiếu chế tài

Nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật nhà ở có quy định cụ thể: chủ đầu tư phải có nghĩa vụ làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và bàn giao các giấy tờ liên quan đến nhà ở cho bên mua trong thời gian tối đa 30 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong khi đó, lại không hề có văn bản nào quy định biện pháp chế tài đối với việc chậm thực hiện nghĩa vụ này của chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - một cư dân tại cao ốc Mỹ Vinh - đã sinh sống tại chung cư gần ba năm nhưng chưa hề biết tổ trưởng tổ dân phố là ai. Không có chủ quyền nhà đồng nghĩa với việc không có hộ khẩu nên ông chưa được họp tổ dân phố lần nào, tiền nước sạch cũng phải trả theo giá kinh doanh. Một người dân 67 tuổi là chủ căn hộ 10.2 thì bức xúc: tuổi ông đã cao, cần có chủ quyền nhà để chia tài sản cho con cháu, vậy mà cũng bị chủ đầu tư “treo” chủ quyền.

Theo chủ hộ này, điều bức xúc nhất là ông đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Công ty Thy từ tháng 5-2008 như nộp phí trước bạ, chấp nhận một số điều kiện khi cấp giấy chủ quyền do chủ đầu tư đưa ra và được hứa có chủ quyền nhà sau một tháng nhưng đến nay vẫn “bặt vô âm tín”. Chủ đầu tư cũng không thông báo cho ông biết về sự chậm trễ.

Anh Đoàn Thái Bình ở lô B chung cư Gia Phú (Q. Bình Tân) đang thế chấp hợp đồng mua nhà để vay vốn ở một ngân hàng với lãi suất 1,75%/tháng. Anh nói nếu có chủ quyền nhà trong tay thì người vay sẽ có nhiều lựa chọn hơn, có thể “ghé thăm” bất cứ ngân hàng nào có lãi suất thấp. Còn thế chấp bằng hợp đồng mua nhà thì khách hàng buộc lòng phải vay với lãi suất cao vì khó tìm được ngân hàng cho vay bằng phương thức thế chấp này.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người dân tại các lô A, B của chung cư Gia Phú cũng rất cần chủ quyền nhà để vay tiền ngân hàng nhưng đành chịu do không có chủ quyền nhà. Theo ông Nguyễn Nguyên Kha, phó tổng giám đốc Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Trung Nam (chủ đầu tư chung cư Gia Phú) - công ty vẫn đang làm các thủ tục cấp chủ quyền cho người dân, dự kiến khoảng cuối năm nay sẽ có giấy chủ quyền.

Nhiều hộ dân ở chung cư 21/12 Lê Trực (P.7, Q. Bình Thạnh) cũng nhận nhà từ cuối năm 2005 nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa đưa giấy chủ quyền. Mới đây, chủ đầu tư chung cư là Công ty Dịch vụ công ích Q. Bình Thạnh lại thông báo yêu cầu người dân phải đóng tiền sử dụng đất mới được cấp giấy chủ quyền. Trong khi đó, tại một số hợp đồng mua bán nhà giữa chủ đầu tư và khách hàng nêu rõ: tiền sử dụng đất do chủ đầu tư đóng.

Chênh lệch giữa thực tế và hợp đồng

Theo giải trình của Công ty Thy gửi cơ quan chức năng, sau khi giao nhà cuối năm 2005, công ty đã ký hợp đồng đo vẽ với một đơn vị và đã hoàn tất bản vẽ vào đầu năm 2006, được UBND Q. 3 duyệt thẩm tra và cấp số nhà. Do không được sự đồng ý của người dân vì kết quả đo vẽ một số căn hộ có sự chênh lệch lớn hơn diện tích ghi trên hợp đồng mua bán căn hộ, công ty lại phải ký hợp đồng với một đơn vị đo vẽ khác. Bản vẽ lần này đo diện tích mỗi căn hộ giảm 1-3m2 (do trừ tường chung, cột chung và hộp gen) nhưng vẫn không được người dân chấp nhận.

Công ty Thy cho biết tiếp tục ký hợp đồng đo vẽ với Công ty Dịch vụ công ích Q.3 và người dân được nhận hai bản vẽ từ đơn vị này: một bản vẽ để làm chủ quyền nhà (có dấu của Công ty Dịch vụ công ích Q.3) và một bản vẽ ghi diện tích thực tế căn hộ không có con dấu của đơn vị đo vẽ. Tuy nhiên hầu hết bản vẽ thực tế đều có diện tích lớn hơn bản vẽ có dấu của công ty đo vẽ. Theo người dân, chủ đầu tư yêu cầu phải ký cả hai bản vẽ này mới được làm giấy chủ quyền.

Như vậy, đến nay mỗi căn hộ tại cao ốc đều có bốn bản vẽ với diện tích khác nhau! Theo ông Lâm Ngọc Phương - trưởng phòng kinh doanh Công ty Thy - thời điểm ký hợp đồng mua bán chỉ tính diện tích lọt lòng căn hộ nhưng khi cấp giấy chủ quyền theo quy định của Bộ Xây dựng phải tính diện tích phủ bì căn hộ. Do vậy, công ty phải đo vẽ lại nên diện tích trong hợp đồng mua bán và diện tích đo thực tế có sự chênh lệch. Theo quan điểm của ông Phương, trong trường hợp diện tích thực tế lớn hơn diện tích trong hợp đồng thì khách hàng phải trả thêm tiền. Nhiều khách hàng không đồng tình với quan điểm này.

Ông Đỗ Phi Hùng (phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM):

Phần lớn do lỗi chủ đầu tư

Không ít chủ đầu tư cho rằng việc chậm cấp giấy chủ quyền cho khách hàng là do thủ tục hiện nay còn rườm rà, nhiêu khê. Tôi khẳng định điều đó không đúng. Hiện quy định liên quan đến việc cấp giấy chủ quyền đã thoáng hơn nhiều so với trước đây. Chỉ cần hai bên có hợp đồng mua bán là được xem xét cấp giấy chủ quyền, không cần phải ra công chứng. Qua theo dõi các dự án chung cư chậm cấp giấy chủ quyền cho khách hàng, phần lớn do chủ đầu tư như chưa hoàn tất nghĩa vụ thuế, dự án chưa làm hạ tầng xong, thủ tục đầu tư chưa hoàn chỉnh…

V.C.M. ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên