08/04/2024 13:20 GMT+7

Triệt phá đường dây lừa đảo 'bán điện thoại chính hãng giá rẻ' cho khoảng 7.000 bị hại trên cả nước

Ngày 8-4, lãnh đạo Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết đơn vị vừa triệt phá đường dây lừa đảo khoảng 7.000 bị hại, chiếm đoạt hơn 90 tỉ đồng.

Đặng Thị Thêm và Lê Quang Vinh - Ảnh: CACC

Đặng Thị Thêm và Lê Quang Vinh - Ảnh: CACC

Vào tháng 1-2024, từ thông tin của các bị hại cung cấp, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện nhóm nghi phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức lừa bán điện thoại di động giá rẻ trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Shopee, Lazada, TikTok, Tiki.

Phá đường dây lừa bán điện thoại giá rẻ, chiếm đoạt hơn 90 tỉ của 7.000 bị hại

Phương thức lừa đảo của các nghi phạm là đăng tải hình ảnh của điện thoại thông minh chính hãng với giá rẻ hơn rất nhiều so với thực tế. Sau khi có người đặt hàng mua, nhóm nghi phạm giao hàng là sản phẩm giả (gồm các cuộn dây sạc, sạc dự phòng, điện thoại có phím giá rẻ).

Ngày 26-1, Phòng cảnh sát hình sự Công an Hà Tĩnh đã huy động 50 cán bộ chiến sĩ, chia thành 9 tổ công tác tiến hành phá một phần chuyên án, tại địa bàn TP Hà Nội và TP Thanh Hóa, bắt giữ 9 bị can do Đặng Thị Thêm (29 tuổi, ngụ TP Hà Nội) cùng chồng là Lê Quang Vinh (31 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) cầm đầu.

Khám xét các địa điểm, cảnh sát thu giữ nhiều thiết bị điện tử, hàng chục điện thoại di động, máy in vận đơn, máy khò nhiệt, máy ép nhiệt, thẻ bảo hành giả, hơn 100 điện thoại di động chất lượng kém phục vụ hoạt động phạm tội.

Bà trùm Bùi Thị Hương tại cơ quan công an - Ảnh: CACC

Bà trùm Bùi Thị Hương tại cơ quan công an - Ảnh: CACC

Mở rộng chuyên án, cơ quan điều tra xác định Đặng Thị Thêm là mắt xích trong đường dây lừa đảo do Bùi Thị Hương (43 tuổi, ngụ tại TP Hà Nội) là nghi phạm chủ mưu. Cuối năm 2022, Thêm cùng chồng tách ra thành lập một đường dây hoạt động lừa đảo riêng.

Khám xét tổng kho của Bùi Thị Hương tại Hà Nội, lực lượng chức năng phát hiện hàng nghìn hộp điện thoại được sắp kín từ tầng 1 đến tầng 3 của tòa nhà, hàng trăm bộ dây sạc, sạc dự phòng và các thiết bị di động giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.

Bùi Thị Hương khai nhận từ tháng 6-2022 bắt đầu kinh doanh điện thoại di động trên Shopee nhưng không thành công. Để giải quyết tình hình, Hương đã bàn với Nguyễn Minh Đức về việc thực hiện hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Công an kiểm tra kho hàng kém chất lượng dùng để lừa đảo - Ảnh: CACC

Công an kiểm tra kho hàng kém chất lượng dùng để lừa đảo - Ảnh: CACC

Hương đã sử dụng nền tảng Taobao.com để đặt mua các sản phẩm là dây sạc, sạc dự phòng và các loại điện thoại giả từ Trung Quốc và chỉ đạo Đức mua hộp đựng và túi ni lông bọc ngoài hộp đựng để ghép lại với nhau thành các sản phẩm giả, có trọng lượng tương đương với hàng thật nhằm lừa đảo người mua tin rằng đó là hàng chính hãng.

Đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố 22 bị can để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thu giữ 20 máy tính các loại, khoảng 3.000 điện thoại chất lượng kém, hàng giả là công cụ các bị can sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, cùng nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan.

Hai phụ nữ dùng ‘tuyệt chiêu’ lừa đảo hơn 110 tỉ đồngHai phụ nữ dùng ‘tuyệt chiêu’ lừa đảo hơn 110 tỉ đồng

Hai phụ nữ tung tin mình có mối quan hệ với lãnh đạo nhiều ngân hàng để huy động tiền đáo hạn ngân hàng, sau đó lừa đảo chiếm đoạt hơn 110 tỉ đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên