15/04/2024 10:13 GMT+7

Trung Quốc, Mỹ, Nhật tăng nhập thủy sản Việt Nam

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), hiện nay Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc là top 3 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam lớn nhất.

Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng để xuất khẩu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng để xuất khẩu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ bứt phá mạnh hơn hẳn, tăng trưởng 16% đạt 330 triệu USD.

Riêng xuất khẩu tôm sang Mỹ trong quý 1 tăng 15%; xuất khẩu cá ngừ, cá tra và cua ghẹ sang thị trường này đều tăng mạnh từ 13 - 53%.

Trong khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc - Hong Kong tăng 15%.

Bứt phá

Cá tra, tôm chân trắng, tôm hùm, cá cơm và cua là 5 loài thủy sản Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc.

Đặc biệt, xuất khẩu tôm hùm và cua sang thị trường này bứt phá mạnh mẽ trong quý 1 năm nay, trong đó tôm hùm tăng gấp 11 lần, cua tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm trước.

"Nước này đang siết chặt kiểm tra tôm nhập khẩu từ Ecuador, khiến nguồn cung từ nước này giảm, tạo ra dư địa cho tôm chân trắng của Việt Nam.

Trong quý 1, xuất khẩu tôm chân trắng sang Trung Quốc tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ", Vasep thông tin.

Bà Lê Hằng, giám đốc truyền thông Vasep, cho biết không chỉ Trung Quốc, Mỹ tăng nhu cầu tôm cua của Việt Nam, mà xuất khẩu hai loài này sang Nhật Bản cũng có tín hiệu tích cực. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng sang Nhật tăng 20%, xuất khẩu cua tăng 23%.

Ngoài ra, cá tra Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Nhật, theo đó xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã tăng 25% trong quý đầu năm nay. Nhật Bản cũng nhắm tới thị trường Việt Nam gia công chế biến các mặt hàng hải sản như cá hồi, cá nục, cá sa ba...

Đối với thị trường EU và Hàn Quốc vẫn chưa có tín hiệu hồi phục rõ nét với tôm và cá tra, nhưng xuất khẩu cá ngừ sang những thị trường này đều tăng trưởng dương: sang EU tăng 27%, sang Hàn Quốc tăng 15%.

Nhìn chung, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chủ lực đều khá tích cực, sang Mỹ tăng 30%, sang Nhật Bản tăng 9%...

"Kỳ vọng sau các hội chợ thủy sản quốc tế tại Mỹ, EU và Nhật Bản, đơn hàng cho các doanh nghiệp sẽ khởi sắc hơn và giá xuất khẩu sẽ tốt dần lên", bà Lê Hằng nhận định.

Vasep dự báo năm 2024 ngành tôm Việt sẽ tiếp tục cạnh tranh với Ecuador, Ấn Độ về giá và nguồn cung, tình trạng dư cung có thể vẫn tiếp diễn tới ít nhất nửa đầu năm 2024.

Đối với cá tra, tồn kho tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU không còn là vấn đề. Giá xuất sẽ tăng trở lại ở các thị trường. Ngoài sản phẩm phi lê đông lạnh, xu hướng nhập khẩu cá tra chế biến và sản phẩm phụ (bong bóng cá, chả cá tra) tiếp tục tăng.

"Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt NamN sẽ tiếp tục hồi phục dần và khả quan hơn vào nửa cuối năm 2024. Với sự thích nghi, điều chỉnh bối cảnh thị trường, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm 2024 đạt 9,5 - 10 tỉ USD.

Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỉ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỉ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản khai thác dự báo thu về khoảng 3,6 - 3,8 tỉ USD", Vasep dự báo.

Nhiều tín hiệu đáng mừng

Thứ trưởng Bộ NNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết ba tháng đầu năm nay nhiều mặt hàng nông sản như cà phê, gạo, rau quả... được nhiều quốc gia tại các thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ... tăng mua với giá tốt.

Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt tới 7,46 tỉ USD (chưa tính thủy sản và lâm sản) - tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Theo ông Tiến, thời gian tới ngành còn chịu tác động khó lường của biến đổi khí hậu, thời tiết; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản còn nhiều phức tạp.

Các sản phẩm nông nghiệp chế biến và chế biến sâu vẫn còn là bài toán với ngành. Thị trường xuất khẩu chủ đạo vẫn là Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn, Philippines, EU...

Do đó, tái cơ cấu ngành vẫn phải gắn với ba trục sản phẩm đó là quốc gia, vùng và địa phương. Bộ sẽ tăng cường xúc tiến thương mại để mở cửa các thị trường nhằm đạt được mục tiêu Thủ tướng giao xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 55 tỉ USD.

Một tin vui nữa là theo ông Nguyễn Quang Hiếu - trưởng Phòng hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện đơn vị đang hoàn tất hồ sơ để chuẩn bị ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc.

Khi mở cửa thành công sẽ là một bước tiến quan trọng cho ngành hàng sầu riêng Việt Nam.

"Nếu tận dụng tốt cơ hội, lợi thế và tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng thì ngành hàng sầu riêng của VN sẽ không cần phải lo về chỗ đứng, thị phần", ông Hiếu nhận định.

Đại sứ EU tại Việt Nam: Đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt NamĐại sứ EU tại Việt Nam: Đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam

Theo đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng thủy sản Việt Nam, tuy nhiên chúng ta cần chứng minh cho thế giới thấy trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi thủy sản minh bạch và hợp pháp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên