10/10/2023 10:57 GMT+7

Vì sao cá nuôi lồng bè chết hàng loạt trên sông Nghèn?

Kết quả phân tích mẫu nước tại khu vực nuôi cá lồng bè tại thôn Sông Hải cho thấy độ mặn và độ kiềm có giá trị thấp, hàm lượng sắt vượt ngưỡng, các chỉ tiêu này có giá trị không phù hợp cho nuôi cá.

Cá nuôi bị chết được người dân vớt đưa lên bờ - Ảnh: LÊ MINH

Cá nuôi bị chết được người dân vớt đưa lên bờ - Ảnh: LÊ MINH

Ngày 10-10, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết đã có kết quả phân tích mẫu nước tại khu vực nuôi cá lồng bè tại thôn Sông Hải (xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) sau sự kiện cá nuôi tại đây chết hàng loạt.

Theo đó, ngày 6-10, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh nhận được thông tin cá nuôi lồng bè tại xã Thạch Sơn chết hàng loạt. Đơn vị này đã cử cán bộ phối hợp với chính quyền địa phương, cơ sở nuôi kiểm tra thực tế, hướng dẫn người nuôi các biện pháp quản lý môi trường, khắc phục sản xuất.

Sau khi gửi 3 mẫu nước tại vùng nuôi cá lồng bè của các hộ dân tới Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) để phân tích, kết quả cho thấy các chỉ tiêu như nhiệt độ, lượng oxy hòa tan trong nước, COD, TSS… đều có giá trị trong giới hạn cho phép. 

Các chỉ tiêu có giá trị không phù hợp cho nuôi cá gồm: pH, độ mặn, độ kiềm và sắt tổng số.

Cụ thể, độ mặn tại 3 điểm quan trắc đều có giá trị thấp, độ kiềm có giá trị thấp hơn 1,11 lần theo quy chuẩn Việt Nam, hàm lượng sắt tổng số tại 3 điểm quan trắc đều có giá trị cao hơn 1,6 - 2,0 lần theo quy chuẩn. Không phát hiện tảo độc tại 3 điểm quan trắc.

Người dân thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn cho biết cá chết lên đến hàng chục tấn - Ảnh: LÊ MINH

Người dân thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn cho biết cá chết lên đến hàng chục tấn - Ảnh: LÊ MINH

Từ đó, đơn vị phân tích chất lượng mẫu nước khuyến cáo độ mặn, độ kiềm thấp và hàng lượng sắt tổng số cao là các điều kiện không phù hợp cho cá sinh trưởng và phát triển. 

Hàm lượng sắt cao có thể gây cản trở quá trình hô hấp của cá và gây độc, đặc biệt ở giai đoạn cá nhỏ. Giá trị pH ở mức thấp có thể làm gia tăng độc tính của kim loại nặng.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, để khắc phục tình trạng cá chết, ổn định sản xuất, các hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông cần thu gom cá chết xử lý đúng quy định; kiểm tra rà soát, dồn ghép số cá sống còn lại; di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết).

Tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi, thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời. Đưa lồng bè lên vệ sinh, phơi lồng, khử trùng. Tạm dừng các hoạt động thả nuôi cá lại vào thời điểm hiện tại.

Cá chết hàng loạt ở hồ Xuân Hương - Đà Lạt, công nhân phải gom bằng xe tảiCá chết hàng loạt ở hồ Xuân Hương - Đà Lạt, công nhân phải gom bằng xe tải

Nhiều ngày liên tiếp, cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Xuân Hương - Đà Lạt. Công nhân phải gom bằng xe tải mang đi tiêu hủy.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên