22/04/2005 05:31 GMT+7

Tổng thống Ecuador bị phế truất

S.NGUYỄN (Theo AFP, BBC)
S.NGUYỄN (Theo AFP, BBC)

TT - Đêm 20-4, Tổng thống Ecuador Lucio Gutierrez đến ẩn náu tại đại sứ quán Brazil ở thủ đô Quito sau khi quốc hội bỏ phiếu truất quyền ông với lý do đã "rời bỏ chức vụ".

RHVPxoOt.jpgPhóng to
Tân tổng thống Ecuador Alfredo Palacio đã ra lệnh đóng cửa biên giới
TT - Đêm 20-4, Tổng thống Ecuador Lucio Gutierrez đến ẩn náu tại đại sứ quán Brazil ở thủ đô Quito sau khi quốc hội bỏ phiếu truất quyền ông với lý do đã "rời bỏ chức vụ".

Quân đội cũng ngưng hậu thuẫn ông. Phó tổng thống Alfredo Palacio lên nắm quyền và ra lệnh truy bắt ông Gutierrez khi ông này rời khỏi dinh tổng thống bằng trực thăng. Ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu của quốc hội, ông Palacio xuất hiện và nói với đám đông: "Chế độ độc tài đã chấm dứt". Tuy nhiên sự thay đổi quyền lực lại tạo ra cuộc biểu tình mới của những người ủng hộ ông Gutierrez.

Đám đông bên dưới tòa nhà quốc hội đáp lại ông Palacio: "Hãy giải tán quốc hội", đồng thời kêu gọi tổ chức bầu cử trước thời hạn. Ông Palacio nói có thể cân nhắc việc bầu cử sớm nhưng không thể giải tán quốc hội vì "trước tiên chúng ta cần có trật tự". Tại một cuộc họp báo với các tướng lĩnh hàng đầu, ông Palacio cho biết sẽ tổ chức trưng cầu ý dân trong vài tháng tới nhằm cải cách hiến pháp trước khi tính đến bất kỳ cuộc bầu cử nào. Ông Palacio, bác sĩ tim 66 tuổi, là người thường xuyên chỉ trích các chính sách của ông Gutierrez.

NCác nước trong khu vực như Venezuela, Chile đều cho rằng cần hết sức thận trọng khi đánh giá tình hình đang diễn ra tại Ecuador.

Mỹ và Canada tỏ ý lo ngại về tình trạng bất ổn hiện nay và hi vọng tình hình này sẽ sớm được giải quyết.

Tổ chức Các nước châu Mỹ (OEA) ra thông báo triệu tập phiên họp bất thường của hội đồng thường trực vào cuối ngày 21-4 để bàn về tình hình Ecuador.

Từ khi lên nắm quyền năm 2002, ông Gutierrez đánh mất nhanh chóng sự hậu thuẫn của người nghèo vì không thực hiện lời hứa của mình. Ông làm dân chúng thất vọng khi thương lượng với Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF) và áp dụng các chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng.

"Giọt nước tràn ly" từ tháng 12-2004 khi ông Gutierrez sa thải hầu hết thẩm phán của Tòa án tối cao với lý do họ có thái độ thiên lệch chống lại ông. Tiếp đó, tòa án mới (với các đồng minh chính trị của ông) hủy bỏ các cáo buộc nhắm vào một trong những người hậu thuẫn ông là cựu tổng thống Abdala Bucaram về tội tham nhũng. Biểu tình bắt đầu nổ ra. Đến ngày 17-4, Quốc hội Ecuador lại bỏ phiếu bãi nhiệm các thành viên của Tòa án tối cao giữa lúc các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ trên đường phố.

Ngày 19-4, cảnh sát đàn áp cuộc biểu tình của hơn 30.000 người tuần hành về dinh tổng thống đòi ông Gutierrez từ chức, làm hai người thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương.

Những người phản đối ông Gutierrez cáo buộc những thay đổi đối với Tòa án tối cao của ông là nhằm kiểm soát bất hợp pháp bộ máy lập pháp và tư pháp.Ecuador có một lịch sử bất ổn chính trị: nước này có đến bảy tổng thống từ năm 1996, trong đó ba vị - bao gồm cả ông Gutierrez - bị truất phế.

Sự ra đi của ông Gutierrez được xem như là chương mới nhất của cuộc chiến ở châu Mỹ Latin giữa các tổng thống tả khuynh với những nhân vật nổi trội khác.

S.NGUYỄN (Theo AFP, BBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên