10/02/2005 13:17 GMT+7

Việt Nam cho người Mỹ

PHAN XUÂN LOAN
PHAN XUÂN LOAN

TT - Bradley O'Leary có lần đi công tác tại Dublin (Ireland). Biết được ở đây có nhà hàng VN duy nhất ông liền tìm tới.Không may, hôm ấy nhà hàng không còn chỗ cho khách vãng lai.

C5NCc7QU.jpgPhóng to
TT - Bradley O'Leary có lần đi công tác tại Dublin (Ireland). Biết được ở đây có nhà hàng VN duy nhất ông liền tìm tới.Không may, hôm ấy nhà hàng không còn chỗ cho khách vãng lai.

Ông kiên nhẫn nài nỉ.Ông chủ quán (người Ireland) xiêu lòng, nhưng chỉ cho phép O'Leary ăn trong 45 phút:giờ trống duy nhất của một chiếc ghế trước khi thực khách đặt bàn tới.

Đó là câu chuyện của chủ tịch hội đồng quản trị Hãng truyền hình tư nhân Mỹ Associated Television News,giám đốc Công ty Tư vấn chính trị Mỹ PM.Ông còn là nhà phân tích nhiều bản tin chính trị O'Leary Report giới thiệu về VN đổi mới.

Nối mạng Mỹ -Việt

Lần gặp ông cuối năm 2004, O'Leary hào hứng cho biết một trang web giới thiệu VN cho người Mỹ "mới ra lò" mà khi đưa địa chỉ cho tôi, ông dặn đi dặn lại: "Tôi còn chỉnh sửa. Nó chưa hoàn tất đâu đấy".

Click vào trang web http://www.vietnamforamericansonly.com .com, hiện ra cổng Ngọ Môn Huế với hàng chữ "VN chỉ dành cho người Mỹ", tay phải là góc video với một vị khách đang nói về di tích tháp Chàm Mỹ Sơn. Chạy dọc góc phải trang web là một photo gallery với loạt ảnh chụp các danh thắng VN. Tôi bảo: "Còn ít hình ảnh đẹp". O'Leary nhất trí: "Đúng. Tôi sẽ thay ảnh ở đó.

Tôi sẽ tổ chức cuộc thi cho hai đối tượng: Việt kiều Mỹ va người Mỹ. Ai có ảnh đẹp sẽ được các giải thưởng và ảnh của họ sẽ được thay nhau load lên trang web. Phần thưởng có thể là một cặp vé khứ hồi về thăm VN", ông tiết lộ.

O' Leary đã mất tám tháng để thực hiện và thêm ba tháng nữa để hoàn tất được 90%, vì theo ông "không có trang web nào có thể hoàn chỉnh 100%". Nhưng cái tên "VN chỉ dành cho người Mỹ" có ... "kiêu" quá không? O' Leary giải thích: những gì người Mỹ muốn biết về VN không giống người Pháp hay người Nhật, và trang web của ông chỉ nhắm vào những người Mỹ va doanh nhân Mỹ tầng lớp trung.

Với những đối tượng này, hai nhu cầu chính là du lịch và làm ăn. Với du khách, ngoài những kiến thức cơ bản về VN (đất nước, con người, những nền văn minh đã mất, những danh thắng...), ông còn giới thiệu cho họ những nhà hàng Việt trên thế giới do người Việt nấu. Để làm được điều này, ông không bỏ qua một nhà hàng VN nào khi đi du lịch hoặc công tác đâu đó trên thế giới. Vì "người Mỹ không thích bị lừa nên nếu một nhà hàng treo bảng là nhà hàng VN mà do đầu bếp Hoa nấu, tôi sẽ không đưa vào trang web".

O' Leary nói ông nhắm tới các doanh nghiệp hạng vừa bởi số này ở Mỹ rất đông mà cơ hội cho họ ở VN là vô số. Ông đơn cử: “Nếu họ nhìn thấy bờ biển Đà Nẵng, Nha Trang thì tôi tin hàng trăm doanh nhân Mỹ sẽ nhảy vào xây resorts".

Sắp tới, ý định của O'Leary là đưa lên trang web của mình hai hình ảnh để người Mỹ có thể so sánh: bờ tây v à bờ đông của Thượng Hải trước và sau khi xây dựng; và khu Sài Gòn với bến Thủ Thiêm. "Chỉ cần hai hình ảnh đó thôi, nguời Mỹ sẽ nhận ra khả năng phát triển nhanh chóng của VN trong thời gian tới và tôi tin đầu tư sẽ đổ vào". O' Leary nói hiện ông đang thu thập thông tin về các dự án của VN để giới thiệu cho doanh nhân Mỹ.

Quà tặng của tình yêu VN

“Tôi giàu có và thừa khả năng. Tôi không tính đến yếu tố tài chính khi lập nên trang web”. O'Leary nói đó là quà tặng từ tấm lòng của ông cho VN, đất nước mà ông yêu mến. Một tình yêu mà ông nói không thể giải thích bằng lời, vì làm sao có thể giải thích tấm tình của người đang yêu!

"Tôi từng sống ở VN trước chiến tranh. Bốn năm trước, tôi trở lại và cảm thấy rất hạnh phúc khi VN phát triển. Thế nhưng báo chí Mỹ lại không phản ánh VN như tôi đã biết và tôi muốn thay đổi cái nhìn đó". Đó là lý do O'Leary không nản lòng giới thiệu một VN như hiện nay, theo cách của mình, cho đồng bào ông.

Kết thúc câu chuyện mà tôi vẫn chưa hết tò mò về chuyện nhà hàng Việt ở Dublin. Tôi hỏi thế ông ăn gì trong 45 phút để biết đó đúng là nhà hàng V iệt, O' Leary cười sung sướng: "Tôi chỉ kịp thử hai món: bún thịt nướng và nem. Kết quả: đúng là đầu bếp V iệt, nhưng "gu" người Hà Nội". O' Leary kể sau đó ông hỏi thăm chủ quán, biết ông ta mướn tới bốn đầu bếp người Hà Nội. "Nhà hàng ấy sẽ có tên trong trang web của tôi!", O' Leary quả quyết.

ICLlsDbq.jpgPhóng to
Vào thập niên 1960, Brad O' Leary quyêt định sang VN thăm một người bạn là cha xứ. Người bạn này đang điều hành một nhà trẻ mồ côi - nạn nhân chiến tranh.Trong 10 năm tiếp đó,ông đã sống phần lớn thời gian tại VN để giúp đỡ viện mồ côi.Ông quyên góp tiền ở Mỹ để mua thuốc men,dược phẩm giúp các em mất gia đình trong chiến tranh.Tình yêu VN của O'Leary lớn dần theo thời gian khi ông ngày càng bị thu hút bởi văn hóa,lịch sử và con người VN.
PHAN XUÂN LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên