21/08/2006 04:38 GMT+7

Khu bảo tồn ốc gạo

QUANG KIỆT
QUANG KIỆT

TT - Khu bảo tồn nằm bên dòng Cổ Chiên, có diện tích 150ha mặt nước, được thành lập từ năm 2004, do Hợp tác xã (HTX) Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) quản lý và khai thác. Toàn HTX hiện có 122 xã viên và đều là bà con nông dân hai bên bờ khu bảo tồn.

6hMv2dPV.jpgPhóng to

Ốc gạo vừa được đánh bắt từ khu bảo tồn - Ảnh: Hữu Vĩnh

TT - Khu bảo tồn nằm bên dòng Cổ Chiên, có diện tích 150ha mặt nước, được thành lập từ năm 2004, do Hợp tác xã (HTX) Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) quản lý và khai thác. Toàn HTX hiện có 122 xã viên và đều là bà con nông dân hai bên bờ khu bảo tồn.

Điểm đặc biệt của khu bảo tồn này không chỉ là những con ốc gạo vàng, thơm, ngọt thịt được nuôi hoàn toàn trong tự nhiên, mà còn ở cách khai thác, đánh bắt.

Mỗi năm HTX chỉ đánh bắt từ Tết Đoan ngọ (5-5) đến đầu tháng tám (âm lịch), bởi “từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch là thời điểm ốc đẻ, không thể khai thác được”, ông Trần Văn Tặng (phó chủ nhiệm HTX Vĩnh Tiến) giải thích.

Trung bình mỗi con nước có thể thu được 70-80kg ốc. Từ đầu mùa vụ đến nay, HTX đã thu hoạch được gần 5 tấn ốc cùng hơn 15 tạ nghêu, thu được gần trăm triệu. Số tiền này sau khi trừ các chi phí sẽ được chia cho xã viên.

Trong những tháng khai thác ốc, mỗi xã viên có thể kiếm được 120.000 - 150.000đ/ngày. “Đời sống đỡ hơn, cũng có để dành được chút đỉnh” - ông Tân, một xã viên tham gia khu bảo tồn từ hai năm nay, cho biết.

Hiện tổ du lịch (thuộc Phòng Kinh tế huyện Chợ Lách) đã thành lập tour du lịch vườn có ghé qua khu bảo tồn ốc gạo. Tại đây, ngoài việc thưởng thức món ốc gạo nổi tiếng, khách còn có thể cào ốc cùng các xã viên. Tour đi và về trong ngày, có thể bằng xe hoặc tàu, thuyền, khoảng 150.000đ/khách.

Theo ban quản trị HTX, xã viên khi tham gia khu bảo tồn này phải tự trang bị ghe, còn lưới cào và neo sẽ do HTX cung cấp và trả nợ dần. Trước đây người ta khai thác ốc bằng cào máy, sản lượng rất cao nhưng ốc bị chết cũng vô số.

Giờ các xã viên chỉ khai thác bằng cào tay, sản lượng ít hơn nhưng giữ được an toàn cho ốc. Dọc hai bên bờ sông, cách khu bảo tồn 3km trở lại người ta thấy các biển báo cấm khai thác ốc gạo.

Toàn bộ qui trình khai thác, thời gian cho phép đánh bắt cũng như việc bảo quản nguồn ốc gạo nổi tiếng này đều do những người nông dân miệt Chợ Lách suy nghĩ, tìm tòi và thực hiện. Và cuối tháng sáu vừa qua, một đoàn cán bộ Bộ Tài nguyên & môi trường đã đến để hướng dẫn quản lý, bảo vệ môi trường nước và canh giữ nguồn tài nguyên này.

Hiện huyện đã tính đến việc bảo vệ thương hiệu với tên gọi “ốc gạo Phú Đa”. Không chỉ dừng lại ở đó, HTX còn dự định nuôi thêm cá da trơn và tôm càng xanh trên diện tích mặt nước có sẵn.

Nhìn về xa hơn, nơi đây còn đang được huyện, tỉnh chú trọng phát triển thành điểm du lịch sinh thái, mà theo lời anh Bùi Thanh Liêm (trưởng Phòng Kinh tế huyện Chợ Lách), “huyện sẽ phát triển du lịch ở Vĩnh Bình và Vĩnh Thành (một khu du lịch vườn của Chợ Lách), tuy còn sơ khai nhưng hứa hẹn sẽ có rất nhiều tiềm năng”.

QUANG KIỆT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên