02/12/2005 11:22 GMT+7

Công nghiệp hóa thách thức môi trường?

HOÀNG CÔNG MỸ
HOÀNG CÔNG MỸ

TTO - Đọc Dự thảo văn kiện ĐH Đảng bộ TP.HCM lần VIII, tôi nhận thấy TP chưa quan tâm nhiều đến vấn đề bảo vệ môi truờng khi đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế giai đọan 2006-2010, trong đó lấy phát triển công nghiệp là trọng tâm.

Góp ý dự thảo văn kiện ĐH Đảng bộ TP.HCM lần VIII

E9g70KEM.jpgPhóng to
Phát triển nhưng cần có chiến lược bảo vệ môi trường. Ảnh: CAND
TTO - Đọc Dự thảo văn kiện ĐH Đảng bộ TP.HCM lần VIII, tôi nhận thấy TP chưa quan tâm nhiều đến vấn đề bảo vệ môi truờng khi đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế giai đọan 2006-2010, trong đó lấy phát triển công nghiệp là trọng tâm.

Trong phần Kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết ĐH Đảng bộ lần VII có đoạn: "...Đã có những nỗ lực trong việc di dời các xí nghiệp gây ô nhiễm. Những xí nghiệp nằm trong diện phải di dời đã khắc phục một phần tình trạng ô nhiễm, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, sản xuất sạch hơn", còn trong phần thứ tư: Những giải pháp phát triển, mục 5, chỉ ghi ngắn gọn: "...xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi truờng". Liệu với những chiến lược phát triển trong thời gian tới, để hoàn thành chỉ tiêu đề ra, môi trường sinh thái còn bị "hy sinh" đến mức nào?

Người dân sẽ phải chi một số tiền khổng lồ cho ngành y tế. Kết quả thanh tra mới đây vừa được Bộ Tài nguyên - môi trường tiến hành tại 23 doanh nghiệp ở TP.HCM cho thấy tất cả đều không đóng phí nước thải; điều tra tại 15 doanh nghiệp tại KCX và KCN cho thấy tất cả đều thải nước thải vượt chỉ tiêu cho phép; chỉ có 536 trong tổng số 1.400 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có đóng tiền phí nước thải CN. Các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà không quan tâm đến vấn đề môi trường, trong khi TP lại "nương" trong việc xử lý. Không biết là do mục tiêu phát triển mà "nương" hay có tiêu cực trong việc này?

Mỗi năm, con số chất thải công nghiệp được thải ra ngoài môi trường thiên nhiên là rất khủng khiếp, trong đó có nhiều chất gây hại cho môi trường tự nhiên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Nhiều DN xả thẳng nước thải vào kênh mương, sông ngòi vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho đô thị. Làm sao đảm bảo việc lọc nước có loại bỏ hết chất độc hay không vì hệ thống cấp nước của thành phố lâu nay có quá nhiều vấn đề?

Môi trường cũng bị hủy hoại do khí thải công nghiệp từ các nhà máy, xe cộ. Không thể đưa ra giải pháp chung chung "xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường" mà phải có các giải pháp nghiêm khắc hơn. Nếu vì mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng mà hy sinh vấn đề sức khỏe con người là không hợp lý, vì tăng truởng kinh tế cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Nhiều nước phát triển trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề môi trường do quá trình đô thị hoá. Chúng ta không thể tàn phá môi trường để phát triển. Vấn đề bảo vệ môi trường phải đuợc đưa lên hàng đầu.

Do đó, theo tôi, để hoàn thành được mục tiêu đưa TP.HCM trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước thì phải tiến hành song song giữa chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn và một chính sách môi trường hợp lý. Đó sẽ là tiền đề cho một sự phát triển bền vững, đừng vì lợi ích trước mắt mà lãnh hậu quả xấu về sau.

HOÀNG CÔNG MỸ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên