Thứ 4, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Vô tư rao bán sổ đỏ giả
TTO - Chỉ cần lên mạng vào trang web rao bán 'sổ đỏ' giả liên hệ là có người chào hàng, bao làm ra sổ nhanh chóng. Họ còn khoe làm được ở tất cả các địa phương, thủ tục nhanh gọn và... y như thật, đảm bảo chuẩn... từng centimet.

Công an Đà Nẵng đang điều tra đường dây làm giả sổ đỏ, lừa đảo liên tỉnh, đã khởi tố 9 người tại nhiều tỉnh thành - Ảnh: H.B.
Tại Đà Nẵng, tình trạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) giả đang xuất hiện phức tạp. Các phòng công chứng không chỉ phát hiện sổ đỏ giả, hồ sơ chuyển nhượng giả mà thậm chí còn giả cả... công chứng viên. Công an Đà Nẵng đang điều tra vụ án làm giả sổ đỏ, hoán chủ đất để lừa đảo.
Tình trạng mua bán sổ đỏ giả hiện tràn lan trên mạng xã hội, các đối tượng vô tư rao bán như bán hàng online. Nếu không phát hiện, ngăn chặn kịp thời sẽ kéo theo hệ lụy là lừa đảo, gây thiệt hại cho người mua, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện sau này...
Ông CHÂU THANH VIỆT (phó giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng)
9 triệu đồng 1 sổ đỏ
Vào một trang web rao bán sổ đỏ, sổ hồng giả chúng tôi gọi điện thoại được cung cấp trên web này thì nghe giọng một người đàn ông trả lời máy: "Kết bạn Zalo trao đổi".
Người này tư vấn chỉ cần gửi CMND, diện tích đất, địa chỉ đất, mục đích sử dụng đất... sau 3 - 5 ngày là có sổ. Muốn làm tỉnh nào cũng được, giá 9 triệu đồng một cái. "Không cần phải cọc, nhận sổ rồi thanh toán" - người này nói.
Với việc mua bán sổ đỏ giả trên mạng dễ dàng đang là kẽ hở, tiếp tay cho những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Như trường hợp Đoàn Thị Kim Thanh (35 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) do công việc làm ăn bị "bể", Thanh phải vay nóng ở ngoài để trang trải với lãi suất 6%/tháng.
Để đảm bảo vay, Thanh lên mạng Internet đặt hàng một thanh niên (không rõ lai lịch) làm giả một sổ đỏ thuộc khu dân cư Làng cá mang tên của mình để chủ nợ tin và cho vay 400 triệu đồng.
Chưa dừng lại, Thanh còn tiếp tục đặt 7 sổ đỏ giả khác để đi vay của nhiều người và lừa đảo gần 1,39 tỉ đồng. Công an quận Sơn Trà (Đà Nẵng) vừa khởi tố, bắt tạm giam Thanh về tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Không chỉ vậy, trong quá trình thực hiện việc công chứng, nhiều văn phòng công chứng ở Đà Nẵng đã phát hiện, "tuýt còi" nhiều trường hợp sổ đỏ giả. Thậm chí, có 2 văn phòng công chứng ở Đà Nẵng còn phát hiện hành vi giả mạo con dấu, chữ ký và tên công chứng viên của văn phòng. Sự việc sau đó đã được báo cáo Sở Tư pháp TP Đà Nẵng.

Các đối tượng rao bán sổ đỏ giả nhắn tin từ số điện thoại đăng trên web báo giá 9 triệu đồng/sổ - Ảnh: Đ.C.
Tráo sổ giả, hoán chủ đất để lừa
Với việc có sổ đỏ giả trong tay, một nhóm đã tráo sổ giả lấy sổ thật, đồng thời lên kịch bản, phân người vào vai chủ đất để mang sổ đỏ đã chiếm được đi lừa đảo khắp nhiều tỉnh thành. Đây là vụ án mà Phòng cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng đang điều tra, mở rộng.
Cơ quan công an cho biết đường dây này do Vũ Quý Lãm (36 tuổi, trú tỉnh Hải Dương) cầm đầu, đến nay đã khởi tố 9 người về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Một cán bộ công an cho biết thủ đoạn của nhóm này là lên mạng thấy các chủ đất rao bán đất kèm theo hình ảnh sổ đỏ, các thông tin, số điện thoại... sẽ phân công người liên hệ. Nhóm này đến trao đổi giá cả hợp lý và "chốt" giao dịch với chủ đất, đồng thời đề nghị chủ cho xem sổ đỏ thật. Lúc này chúng sẽ tìm cách để chủ đất sơ hở nhằm lấy sổ đỏ giả kẹp theo sẵn để đánh tráo.
Một số trường hợp sổ đỏ thật bị nhàu, cũ nhóm này cũng bôi bẩn hoặc làm nhàu sổ giả y như vậy. Chiếm được sổ sẽ có "diễn viên" của nhóm đóng vai chủ đất đi công chứng, chuyển nhượng...
Điển hình như trường hợp ông H. (trú Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã sập bẫy của nhóm lừa đảo này. Vũ Quý Lãm khi vào Đà Nẵng đã liên hệ với đồng bọn ở ngoài Bắc tìm người đóng vai diễn là chủ đất vào theo.
Lãm lên mạng đọc được thông tin ông H. bán 1 lô đất 3 tỉ đồng, cùng hình ảnh chụp 2 mặt sổ đỏ nên đã liên hệ, đồng thời tải ảnh sổ xuống để làm giả sổ đỏ y như thật. Lãm gọi điện cho ông H. để thương lượng giá cả và hẹn xem sổ đỏ.
Khi gặp nhau, nói chuyện, Lãm vờ xin ly nước uống rồi nhanh chóng tráo sổ giả lấy sổ thật. Hai bên thống nhất việc giao dịch, Lãm xin chụp hình CMND, hộ khẩu... với lý do "để ra công chứng cho nhanh".
Có sổ thật, thông tin chủ đất, Lãm báo cho đồng bọn tìm một người đóng vai chủ đất, đó là Đàm Xuân Khuê (59 tuổi, trú Bắc Giang). Nhóm này chụp ảnh Khuê, lấy dấu vân tay "phù phép" ra hộ khẩu, CMND giả mang tên ông H..
Khi đã có đủ hồ sơ, Lãm liền lên các trang web bất động sản bán lô đất với giá thấp hơn 30% so với chủ thực sự. Có người mua, Khuê sẽ đóng vai chủ đất, Lãm là con trai và đi giao dịch, chuyển nhượng.
Với chiêu thức trên tại Đà Nẵng, nhóm lừa đảo này đã thực hiện 4 vụ, chiếm đoạt 5,6 tỉ đồng, ngoài ra chúng còn gây 12 vụ tại Hà Nội, 1 vụ ở Lâm Đồng, 1 vụ ở Khánh Hòa...
Ông Châu Thanh Việt - phó giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng - cho biết qua kiểm tra, theo dõi và báo cáo của các văn phòng công chứng cho thấy việc giả mạo giấy tờ, sổ đỏ phức tạp. Sở đã có yêu cầu các văn phòng công chứng luôn thực hiện đầy đủ, chính xác, cẩn thận, nghiêm túc theo quy định trong quá trình thực hiện công chứng.
Khi phát hiện các trường hợp giả phải kịp thời ngăn chặn, báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Sau khi nhận được báo cáo, sở sẽ có văn bản gửi Công an TP để được biết và xử lý theo quy định, đồng thời gửi công văn đến các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn để được biết.
Trường hợp nếu phát hiện hành vi sử dụng giấy chứng nhận giả hoặc hành vi giả mạo người yêu cầu công chứng, đề nghị cơ quan, tổ chức liên hệ cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời.
-
TTO - Người dân bị thu hồi đất với giá bồi thường 300.000 - 800.000 đồng/m2, sau đó doanh nghiệp phân lô bán nền giá 4,5 - 7 triệu đồng/m2. Suốt 4 năm qua, người dân bị thu hồi đất vẫn chưa được tái định cư.
-
TTO - Cụm công nghiệp Quảng Tâm có diện tích 35ha (huyện Tuy Đức) được UBND tỉnh Đắk Nông giao đất vào cuối năm 2009 và bị lấn chiếm cho đến nay. Suốt 12 năm qua, chính quyền các cấp tỉnh này lúng túng xử lý không xong.
-
TTO - Việc gom đất, thổi giá "đón đầu" hai dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa và Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) khiến chính quyền các địa phương vất vả ngăn chặn.
-
TTO - Hơn 100 dự án bất động sản với nhiều kiểu vướng mắc được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổng hợp kiến nghị, gửi đến UBND TP.HCM và các cơ quan có thẩm quyền từ tháng 3 đến tháng 5-2022.
-
TTO - UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo Bộ Xây dựng về rà soát tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình đa chức năng Postef, số 61 Trần Phú (phường Điện Biên, quận Ba Đình).
-
TTO - Khu đất mà người mẫu Ngọc Trinh nói mới mua tiếp tục gây xôn xao, khi chủ sở hữu đích thực nói có người thuê đất của bà để tổ chức tiệc, sau đó xuất hiện hình ảnh Ngọc Trinh chụp với khu đất.
-
TTO - Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng sau khi kiểm tra thực địa tại Nông trường Quý Cao, huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo tập trung xử lý dứt điểm vấn đề giải thể của doanh nghiệp cũng như tình trạng xây dựng trái phép tràn lan tại nông trường.
-
TTO - Sở Thông tin - truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết đang thu thập các chứng cứ liên quan tới việc người mẫu Ngọc Trinh tung tin sai sự thật.
-
TTO - Dù không phải cán bộ, nhân viên thuộc Nông trường Quý Cao nhưng vẫn có đất giao khoán tại đây và ngang nhiên xây dựng công trình nhà ở kiên cố, biệt thự, nhà nghỉ... từ nhiều năm nay mà không bị cơ quan nào kiểm tra, xử lý dứt điểm.
-
TTO - Trong khi các nhà đầu tư lo lắng về việc tăng lãi suất, về chuỗi cung ứng và suy thoái kinh tế, các tỉ phú càng lo lắng hơn. Và họ đang đổ xô vào một loại tài sản đã được chứng minh về khả năng bảo vệ của cải: đất nông nghiệp.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận