Thứ 5, ngày 11 tháng 8 năm 2022
Vừa khiếu nại vừa... thi công!
TT - Bất chấp một loạt quyết định đình chỉ, xử phạt của UBND tỉnh Tiền Giang, liên tục những ngày qua đại công trình nhà kho và văn phòng làm việc trên khu đất rộng gần 8.000m2 ở đường Lý Thường Kiệt, P.6, TP Mỹ Tho vẫn tiếp tục thi công bình thường và hiện cơ bản đã hoàn thiện.
Bất lực với công trình “khủng” không phép?
![]() |
Bị đình chỉ, xử phạt nhiều lần nhưng công trình vẫn thi công bình thường và hiện sắp hoàn chỉnh - Ảnh: V.TR. |
Theo tìm hiểu, sau khi bị UBND tỉnh Tiền Giang xử phạt vi phạm hành chính 1 tỉ đồng và đình chỉ thi công vào ngày 26-6 do xây dựng công trình không phép, Công ty CP Đầu tư Cái Mép có văn bản khiếu nại gửi chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang. Công ty này cho rằng chủ thể bị xử phạt phải là BCH quân sự tỉnh Tiền Giang - chủ sở hữu khu đất.
Công ty CP Đầu tư Cái Mép chỉ là đơn vị hợp tác đầu tư. Sau khi hết thời gian hợp tác sẽ bàn giao toàn bộ tài sản trên đất cho BCH quân sự tỉnh Tiền Giang quản lý, sử dụng. UBND tỉnh Tiền Giang xử phạt Công ty CP Đầu tư Cái Mép là không đúng đối tượng và trái quy định của pháp luật.
Công ty này nhắc lại đơn khiếu nại quyết định xử phạt của UBND TP Mỹ Tho trước đó cũng chưa được giải quyết. Công ty CP Đầu tư Cái Mép còn yêu cầu UBND tỉnh Tiền Giang thu hồi quyết định xử phạt 1 tỉ đồng, đồng thời chỉ đạo UBND TP Mỹ Tho thu hồi các quyết định ban hành trước đó. Cũng theo đơn khiếu nại này, Công ty CP Đầu tư Cái Mép cho biết công trình “khủng” này là văn phòng đại diện Tiền Giang của Công ty Bia Sài Gòn.
Và trong thời gian chờ UBND tỉnh trả lời đơn khiếu nại thì đại công trình xây dựng không phép này vẫn tiếp tục được thi công bình thường. Đến ngày 20-7 thì hầu như tất cả các hạng mục tại công trình cơ bản thi công xong, sẵn sàng đưa vào khai thác. UBND tỉnh Tiền Giang giao Sở Xây dựng tham mưu giải quyết đơn khiếu nại của Công ty CP Đầu tư Cái Mép. Sở này lại đề xuất chánh thanh tra tỉnh giải quyết cho khách quan.
Liên quan đến dư luận cho rằng mặc dù xử phạt rất nặng nhưng cuối cùng tỉnh vẫn cho đại công trình này tồn tại vì muốn cưỡng chế tháo dỡ không hề đơn giản, ngày 20-7, ông Nguyễn Văn Khang - chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - khẳng định: “UBND tỉnh cam kết sẽ xử lý đúng quy định của pháp luật để giữ kỷ cương phép nước. Nếu chúng tôi không xử lý tới nơi tới chốn thì sau này không thể xử lý các công trình không phép khác được”.
* Hôm qua, việc thi công tại công trình khách sạn Mường Thanh Mũi Né (phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết, Bình Thuận) vẫn diễn ra nhộn nhịp. Trước đó, đêm 19-7, đoàn công tác của thanh tra Sở Xây dựng Bình Thuận phát hiện đơn vị thi công đang cho các xe trộn bêtông hoạt động dù buổi chiều đoàn thanh tra yêu cầu ngừng thi công. Đoàn kiểm tra tiếp tục lập biên bản sự việc, buộc ngưng thi công.
Trong ngày 20-7, khi nhận được thông tin đơn vị thi công đang tiến hành xây đến tầng thứ 8, trưởng Công an phường Hàm Tiến cử hai bảo vệ dân phố ra hiện trường nhưng hai người này không thể vào công trường được vì bảo vệ đóng chặt cửa.
Chánh thanh tra Sở Xây dựng Bình Thuận Cao Sơn Dũng cho biết sẽ lập hồ sơ báo cáo sự việc sai phạm của công trình trên cho lãnh đạo Sở Xây dựng vào ngày 21-7. Một lãnh đạo thanh tra Sở Xây dựng Bình Thuận nhìn nhận chưa thấy chủ đầu tư nào ngang nhiên xây trái phép đến mức sai phạm như vậy.
Khách sạn này do Công ty TNHH Đồng Ngân làm chủ đầu tư, sau đó được bán lại cho Tập đoàn khách sạn Mường Thanh. Công trình đang xây đến tầng thứ 8 trong khi chỉ được cho phép xây bốn tầng. Diện tích cho phép xây tầng một là 746m2 nhưng công trình trên thực tế lên đến 2.350,2m2 (gấp trên ba lần diện tích cho phép).
-
TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 9-8, ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho biết như trên. Hiện nay các sở, ngành của TP.HCM đang báo cáo UBND TP.HCM để phê duyệt kế hoạch đấu giá lại các lô bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm.
-
TTO - Theo Sở Xây dựng, nhiều chung cư xuống cấp nặng. Ví như những chung cư ở quận 3, dù mới cấp C nhưng đã nát, công tác chữa cháy, thoát nạn rất khó, cực kỳ nguy hiểm.
-
TTO - Nhận định trên được bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - đưa ra tại buổi giám sát việc thực hiện Luật nhà ở trên địa bàn TP giai đoạn 2016 - 2021.
-
TTO - Dự thảo Luật đất đai mà Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm thay đổi, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là sự khẳng định nguyên tắc cân bằng, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ đất đai.
-
TTO - “Xảy ra mâu thuẫn thì phải tìm đến các cơ quan pháp luật nhưng đằng này họ lại hành xử không khác gì luật rừng. Uất ức hơn khi sự việc xảy ra trong một thời gian dài từ cuối năm 2021 đến tháng 7-2022…”, bà H. nói.
-
TTO - Chính phủ đặt mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội vào năm 2030 nhưng chỉ vài doanh nghiệp đăng ký đã có ngay con số lên đến 1,2 triệu căn.
-
TTO - Từ xưa đến nay chưa bao giờ Luật đất đai mở cho người nước ngoài được tiếp cận và có quyền sử dụng đất. Luật nhà ở và Luật đầu tư quy định rõ các liên doanh thực hiện dự án sử dụng đất thì vốn đầu tư nước ngoài dưới 49%.
-
Sau đại dịch, bài toán an cư cho người lao động thu nhập thấp càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội.
-
TTO - Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định đã có kết quả giám định mẫu đất và vẫn buộc giám đốc chi nhánh ngân hàng có hành vi hủy hoại đất phải khắc phục hiện trạng. Tuy nhiên người này chưa thực hiện.
-
TTO - Hàng ngàn căn hộ, nền đất phục vụ tái định cư (gọi tắt là nhà tái định cư) tại TP.HCM và Hà Nội với giá trị hàng ngàn tỉ đồng bị "bỏ hoang" nhiều năm nay gây lãng phí và tốn tiền bảo trì, bảo dưỡng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận