Thứ 7, ngày 17 tháng 4 năm 2021
Vướng thủ tục pháp lý sẽ thiệt hại cho nhiều bên
'Theo các chuyên gia, nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM đang gặp chung tình cảnh “đắp mền' vì vướng thủ tục pháp lý chưa thể triển khai hay chậm cấp sổ hồng cho người mua nhà.

Dự án Charmington Golf & Life tại 18B Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: P.T
Nguyên nhân là do phải chờ đợi quá trình thẩm định giá đất, xác định tiền sử dụng đất nhiều năm mà vẫn chưa có "lời đáp".
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định rằng khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản TP.HCM trong năm 2020 chính là các điểm nghẽn về pháp lý. Việc vướng pháp lý khiến các chủ đầu tư phải đối diện với nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất vẫn là dòng vốn đầu tư vay ngân hàng, phải sinh lãi hàng ngày. Sự ảnh hưởng này cũng tác động không nhỏ đến nguồn cung bất động sản giảm mạnh, doanh nghiệp giảm doanh thu. Hơn hết là sự tác động đến thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến kinh tế thành phố.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, trong năm 2020, có tổng cộng 31 dự án đủ điều kiện huy động vốn với tổng số 16.895 căn nhà (trong đó có 15.275 căn hộ, 1.617 căn nhà thấp tầng và 3 căn biệt thự), tổng giá trị cần huy động vốn là 66.674 tỉ đồng. Trong đó, 7.114 căn phân khúc cao cấp (chiếm 42,1%), 9.618 căn phân khúc trung cấp (chiếm 56,9%) và 163 căn phân khúc bình dân (chiếm tỉ lệ 1%).
Như vậy, so với nguồn cung nhà ở năm 2019, nguồn cung nhà ở năm 2020 đưa ra thị trường giảm 34% về tổng số dự án, giảm hơn 30% về tổng số căn nhà.
Không chỉ là chủ đầu tư mà người mua nhà cũng lo lắng vì chưa được cấp sổ hồng dù đã hoàn tất thủ tục thanh toán. Điều này dẫn đến sự bức xúc cho hàng ngàn khách hàng, gây áp lực rất lớn cho các chủ đầu tư.
Thực tế, theo các chuyên gia, tại TP.HCM đến nay vẫn còn hàng chục dự án bị vướng mắc chưa được giải quyết của các doanh nghiệp bất động sản, trong đó có những doanh nghiệp gặp vướng mắc ở nhiều dự án đến nay vẫn chưa được khơi thông.

Dự án Khu liên hợp Nhà ở - Văn phòng - Thương mại Tản Đà - Hàm Tử, phường 10, quận 5, TP.HCM - Ảnh: P.T
Điển hình như Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) còn vướng mắc ở dự án Khu liên hợp Nhà ở - Văn phòng - Thương mại Tản Đà - Hàm Tử, phường 10, quận 5; Dự án Charmington Iris tại 76 Tôn Thất Thuyết, quận 4; Dự án Charmington Golf & Life nằm tại 18B Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh;…
Trước những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp cho biết rất kỳ vọng lãnh đạo thành phố sẽ ưu tiên tập trung giải quyết vướng mắc đang tồn tại của các dự án bất động sản, đồng thời, có giải pháp rút ngắn thủ tục, cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các sở, ngành và UBND quận, huyện.
-
TTO - Trước hiện tượng giá đất tăng 10 đến 20 lần, UBND xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã ra công văn cảnh giác đến người dân trong giao dịch dân sự quyền sử dụng đất trên địa bàn xã.
-
TTO - Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đề xuất thu hồi các dự án sử dụng đất rừng nhưng không làm thủ tục thuê rừng theo đúng quy định.
-
Một thập kỷ khởi dựng trở thành nhà phát triển bất động sản hạng sang hàng đầu và chiến lược mở rộng toàn diện của Đất Xanh Miền Trung vừa được kể lại bằng âm thanh, ánh sáng và nghệ thuật đỉnh cao.
-
TTO - Tình trạng chây ì, chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư dẫn đến hàng loạt vụ tranh chấp chung cư thời gian qua chưa có hồi kết. Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có kết luận buộc 22 chủ đầu tư ở Hà Nội phải trả lại cư dân 250 tỉ tiền quỹ bảo trì chung cư.
-
TTO - Sau một thời gian 'trùm mền', những khu đất vàng trung tâm TP.HCM và Hà Nội lại đồng loạt tái khởi động.
-
TTO - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó hàng loạt khu “đất vàng” đã được chính quyền bán không qua đấu giá; cho thuê, giao lại sai quy định.
-
TTO - Những đỉnh mới giá căn hộ tại TP.HCM ghi nhận mặt sáng thành phố có thêm các dự án siêu sang và cũng chứng tỏ nhiều người dân giàu có hơn. Nhưng phía sau việc 'bắt kịp Singapore' ở mảng bất động sản là gì?
-
TTO - Hà Nội hiện có 1.579 chung cư cũ được xây dựng từ những năm 1960 đến 1992. Chiều 13-4, chúng tôi đã đến một số chung cư và không tin ở mắt mình về hiện trạng quá nguy hiểm này. Nhưng phá dỡ không dễ. Tại sao?
-
TTO - Cả nước có khoảng 2.500 nhà chung cư cũ, qua rà soát có khoảng 600 nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng ở cấp C, cấp D. Tuy nhiên sau 14 năm thực hiện vẫn rất hạn chế, chưa tới 10% chung cư nguy hiểm, hư hỏng được xây mới.
-
TTO - Trong 5 năm qua, từ 2015 - 2020, những căn hộ bình dân có giá 1-2 tỉ đồng lần lượt biến mất khỏi thị trường.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận