Thứ 5, ngày 30 tháng 6 năm 2022
Yêu cầu xử dứt điểm các vụ san ủi, xây dựng trái pháp luật tại khu vực hồ Am Chúa
TTO - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có chỉ đạo “xử lý nghiêm, xử lý dứt điểm” các vụ vi phạm về đất đai; hoàn thành tháo dỡ các công trình, nhà ở, hồ, mương xây trái pháp luật trên đất rừng bị san ủi thuộc hành lang bảo vệ hồ chứa nước Am Chúa.

Một góc hồ chứa nước Am Chúa tại xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - Ảnh: V.T.NGÂN
Ngày 21-5, lãnh đạo các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa cho biết UBND tỉnh vừa giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa tiếp tục kiểm tra, đôn đốc UBND huyện Diên Khánh, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Khánh Hòa "xử lý nghiêm các trường hợp hộ dân vi phạm, yêu cầu tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép, khôi phục lại hiện trạng ban đầu phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trước ngày 25-5-2022".
Hồ chứa nước Am Chúa nằm ở vùng thượng nguồn, thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa). Vào mùa mưa lũ, nước xả từ hồ này đổ về nhiều khu vực dân cư của huyện Diên Khánh và TP Nha Trang.
Tình trạng một số hộ dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, san ủi đất rừng thuộc hành lang bảo vệ an toàn hồ chứa nước Am Chúa để xây dựng các công trình, nhà ở, hồ, mương trái pháp luật, kể cả xây trong phạm vi bảo vệ vùng phụ cận hạ lưu đập của hồ, theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa là vi phạm các quy định pháp luật về đất đai, bảo vệ phát triển rừng và quy định về hành lang an toàn hồ đập.
Việc vi phạm về đất đai, mua bán đất rừng thuộc hành lang bảo vệ hồ Am Chúa, đã được cư dân địa phương phản ánh, đề nghị "dẹp loạn" sau khi có nhiều người ở các nơi khác, cả từ TP Nha Trang, TP.HCM… đến mua gom đất rừng; san ủi, đào, đắp hồ, mương, xây dựng trái phép hàng loạt nhà ở, công trình trên đất rừng đó một cách công khai, kéo dài.
Tình trạng ấy diễn ra gia tăng kể từ trước khi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa xem xét về quy hoạch tỉnh và thông báo kết luận vào ngày 18-4-2022. Trong đó có kết luận "đồng ý bổ sung quy hoạch kết nối giao thông từ Tháp Bà Ponagar (TP Nha Trang) đến Am Chúa (huyện Diên Khánh)" và được cho đó là "nhằm phát huy, khai thác được giá trị văn hóa, kết nối du lịch của tuyến đường di sản này".

Một khu vực thuộc đất rừng đã bị san ủi, xây dựng công trình tại khu vực hồ chứa nước Am Chúa, ở xã Diên Điền, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) - Ảnh: V.T.NGÂN
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa, từ năm 2020 - 2021 có một số hộ, kể cả ở TP Nha Trang và TP.HCM, đã được Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất rừng sản xuất tại khu vực Am Chúa. Trong đó, có "chồng lấn" tổng cộng hơn 46,35ha đất rừng thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Am Chúa.
Về các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn hồ Am Chúa, theo UBND huyện Diên Khánh, tháng 11-2021, UBND xã Diên Điền báo cáo có 5 trường hợp vi phạm đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất rừng sản xuất, có tổng diện tích hơn 11,53ha đất rừng sản xuất.
Tất cả các trường hợp vi phạm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn hồ chứa nước Am Chúa đã bị xử phạt vi phạm hành chính đều bị buộc "khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm".
Thế nhưng, quá các thời hạn cam kết của người vi phạm và thời hạn chỉ đạo phải hoàn thành biện pháp "kiên quyết xử lý" đó của UBND huyện Diên Khánh (trước ngày 2-3-2022), kể cả thời hạn đề nghị hoàn thành "kiên quyết xử lý dứt điểm" của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa (trước ngày 15-4-2022), tất cả các trường hợp vi phạm vẫn được "đung đưa", kéo dài việc chấp hành thực hiện biện pháp bắt buộc khắc phục hậu quả theo quy định xử phạt vi phạm hành chính đã nêu.
Các trường hợp vi phạm được cấp đất rừng sản xuất tại khu vực hồ Am Chúa
Trong 5 trường hợp vi phạm đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất rừng sản xuất tại khu vực Am Chúa có 2 hộ ở TP.HCM. Đó là ông Nguyễn Phúc Cang (trú phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM). Trong vòng 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10-2020), ông này đã được cấp tới 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với 5 thửa đất rừng sản xuất, có tổng diện tích hơn 54.000m2.
Còn bà Nguyễn Thị Thanh Phương (TP.HCM) cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên một thửa đất rừng sản xuất hơn 28.600m2.
Hai trường hợp vi phạm tại Am Chúa, thường trú ở TP Nha Trang là ông Trương Phú Lâm (phường Phước Long) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hơn 4.716m2 rừng sản xuất và ông Lê Đức Anh (phường Vĩnh Hải) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hơn 10.500m2 đất rừng sản xuất.
Trường hợp vi phạm còn lại là ông Trần Văn Phương (cơ sở dép Tổ Ong, thường trú tại xã Diên Điền) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hơn 18.000m2 đất rừng sản xuất tại Am Chúa. Ông này cũng đã bị UBND xã Diên Điền hai lần lập biên bản vi phạm hành chính và hai lần ban hành quyết định xử phạt (4 triệu đồng/lần) đều về hành vi "chuyển đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp".
-
TTO - Dự tính số lượng căn hộ chào bán ra thị trường TP.HCM trong năm nay đạt 22.000 - 24.000 căn, đến nay đã đạt 14.000 căn.
-
Đề án thành lập thành phố năm 2023 và hạ tầng liên tục được nâng cấp, hoàn thiện giúp Tân Uyên trở thành đích đến cho nhà đầu tư bất động sản.
-
TTO - Vợ chồng bà Đặng Thị Hồng Vân (trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) bỏ ra 3 tỉ đồng mua 1 lô đất đã có 'sổ đỏ', diện tích 245m2.
-
TTO - Công ty cổ phần đầu tư Phước Nam - Ninh Thuận (chủ đầu tư Khu công nghiệp Phước Nam, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) khai thác trái phép 5.000m3 đất trong quá trình thực hiện dự án.
-
TTO - Ngân hàng (NH) Nhà nước dự kiến quy định NH phải xác định và kiểm soát một số khoản cho vay "giá trị lớn". Nhưng một số lãnh đạo NH cho rằng không đơn giản để xác định "giá trị lớn".
-
TTO - Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất, khắc phục chênh lệch địa tô, bỏ khung giá đất và giao địa phương xác định giá đất theo thị trường, đánh thuế cao với người nhiều đất, nhiều nhà, đầu cơ đất...
-
TTO - Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt nhưng không phải quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.
-
TTO - TP.HCM sẽ sớm ban hành các quy trình, thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội rút gọn để hỗ trợ doanh nghiệp, nhanh chóng thực hiện được mục tiêu theo chương trình nhà ở của TP.
-
TTO - Biết cô ruột thế chấp đất cho chủ nợ bằng hợp đồng bán đất giả cách, người cháu cùng 2 người lạ chuộc lại đất và sang tên, chiếm đoạt hơn 11.000 m2 đất trị giá hơn 40 tỉ đồng.
-
TTO - Ngân hàng Nhà nước dự kiến tổ chức tín dụng không được phép cho vay thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận