02/09/2023 14:20 GMT+7

15 năm dân số vàng còn trước mặt…

Các nghiên cứu quốc tế và các phương án tính toán đều dự đoán Việt Nam có từ 30-45 năm cơ cấu dân số vàng, từ 2006 đến 2040, hay 2050.

Người dân làm thủ tục nhà đất ở UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM

Người dân làm thủ tục nhà đất ở UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM

Đấy là việc của các nhà dân số học và kinh tế học Việt Nam cần tính toán chính xác và thống nhất, với tư cách là nhà nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, tôi rất sốt ruột khi nhận thấy chúng ta đã lãng phí nguồn tài nguyên có giá trị hơn vàng ròng này gần hai thập niên vừa qua.

Đáng lẽ phải xây dựng chiến lược phát triển và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả từ những năm 2000 để đón đầu cơ hội, chúng ta dường như mới dừng lại ở Chiến lược dân số tới 2030 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 11-2019, chứ chưa có chiến lược phát triển kinh tế khai thác cơ cấu dân số vàng. Tuy nhiên, muộn còn hơn không.

Bài viết này tập trung vào 4 khuyến nghị và 4 giải pháp gốc cần làm để tận dụng tối đa lợi thế gần 70% dân số trong độ tuổi lao động.

Hướng dẫn đào tạo nghề điều khiển hệ thống tự động hóa với robot tại Trung tâm đào tạo Khu công nghệ cao TP.HCM

Hướng dẫn đào tạo nghề điều khiển hệ thống tự động hóa với robot tại Trung tâm đào tạo Khu công nghệ cao TP.HCM

Khuyến nghị

1. Công nghệ cao: Các ngành công nghệ cao đòi hỏi cơ chế huy động nhân tài trong và ngoài nước quyết liệt và hiệu quả. Chủ đề này đã được Chính phủ xem xét trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài đang tiến hành.

2. Công nghiệp sạch: Công xưởng của thế giới đang chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.

Cơ hội rất lớn, nhưng chúng ta cần thông minh để lựa chọn các ngành công nghiệp xanh và sạch, tránh trở thành nơi tập trung công xưởng sản xuất gây ô nhiễm tác động khốc liệt lên môi trường và sức khỏe giống nòi. Điều này sẽ chẳng khác việc đánh đổi tuổi thanh xuân để lấy tiền, nhưng rồi chưa về già đã tiêu hết tiền vào việc chữa bệnh.

3. Dịch vụ: Trong kỷ nguyên AI đang lên ngôi, nhưng AI vẫn khó có thể thay thế con người trong dịch vụ chăm sóc cần rất nhiều sự khéo léo, tinh tế và cảm xúc. Do đó cần xác định rõ chiến lược phát triển dịch vụ vì Việt Nam có tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già.

Việc phát triển dịch vụ này thu hút lượng lao động lớn, cũng là bước chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt cho chính chúng ta khi dân số sẽ nghiêng về phía người già trong vòng 15 năm nữa. Cần có tầm nhìn để hoạch định, tránh để xu hướng đã diễn ra rồi mới suy nghĩ đến hoạch định.

4. Khởi nghiệp: Tinh thần phát triển khởi nghiệp của Việt Nam đang diễn ra sôi động nhưng chính sách vĩ mô dường như vẫn chưa đủ mạnh và sắc để tạo ra các hệ sinh thái khởi nghiệp mang tính đột phá.

Ví dụ như chính sách cổng điện tử một cửa, hoàn toàn không giao tiếp tránh nhũng nhiễu, hay như các doanh nghiệp nào tham gia nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ được hỗ trợ thuế.

Ngoài ba lĩnh vực liệt kê ở trên, khởi nghiệp trong nông nghiệp nên được Chính phủ ưu tiên và hỗ trợ nhiều hơn các ngành khác vì lý do an ninh lương thực cho một quốc gia có dân số lớn như Việt Nam. Không bao giờ nên coi nhẹ nông nghiệp, nhất là trong một thế giới bất định và biến động.

Các kỹ sư lập trình máy bay không người lái tại một công ty ở Khu công nghệ cao TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Các kỹ sư lập trình máy bay không người lái tại một công ty ở Khu công nghệ cao TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Giải pháp

Câu hỏi quan trọng đặt ra là làm thế nào để phát triển được bốn hạng mục kinh tế trên khi trong 52,2 triệu người ở độ tuổi lao động của Việt Nam có tới 73% - tức 38 triệu người chưa qua đào tạo (Tổng cục Thống kê, 2022)? Câu trả lời quay về các vấn đề giáo dục và đào tạo cốt lõi:

1. Đẩy mạnh dạy nghề: Trong khi các nước phương Tây đang quay về xu hướng đào tạo vừa học vừa làm, thì hệ thống các trường dạy nghề ở Việt Nam bị bỏ rơi cả thập niên. Đây cũng là nguyên nhân chính cho việc 73% lao động thiếu kỹ năng, chưa được trải qua đào tạo.

2. Đưa ra các tiêu chuẩn hành nghề: Giống như dạy nghề, chúng ta nên chăng nhập khẩu những tiêu chuẩn hành nghề quốc tế đưa vào trong nước giảng dạy để tiết kiệm nguồn lực và đạt ngay được chuẩn quốc tế. Tôi muốn nhấn mạnh là áp dụng ngay chuẩn quốc tế nếu chúng ta muốn kiếm ngoại tệ nhanh và nhiều.

3. Đạo đức nghề nghiệp: Điều này khác với tiêu chuẩn hành nghề vì nó không thuộc về phạm trù quy định hay luật pháp, mà là phạm trù đạo đức. Người Malaysia hay Singapore đã đưa đạo đức nghề nghiệp vào giá trị lao động, giúp họ có năng suất lao động cao hơn, tiến xa Việt Nam dù không có cơ cấu dân số vàng.

4. Tiếng Anh: Tiếng Anh nên được dạy từ phổ thông để dần chuyển thành ngôn ngữ hành chính, như lợi thế của nhiều nước trong khu vực: dùng cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh song song. Chúng ta không thể giao thương quốc tế bằng tiếng Việt.

Tiếng Anh giúp tiếp cận phần lớn tri thức nhân loại. Hơn nữa, tiếng Anh không đe dọa thể chế chính trị; ngược lại, còn giúp thể chế chính trị vững vàng hơn khi thông tin trở nên minh bạch và cập nhật trên trường quốc tế ngay tức thì.

15 năm dân số vàng còn trước mặt… - Ảnh 4.

15 năm dân số vàng còn trước mặt… - Ảnh 5.

100 triệu người, 100 triệu ước mơ100 triệu người, 100 triệu ước mơ

Để tận dụng lợi thế của 100 triệu dân trên lộ trình phát triển bền vững, điều quan trọng là Việt Nam cần xác nhận thực tế "con người là giải pháp chứ không phải là vấn đề".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên