Thứ 5, ngày 11 tháng 8 năm 2022
Bị đình chỉ thi công, Mường Thanh vẫn xây “vượt trần”
TTO - Ngày 10-9, việc xây dựng khách sạn, căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa (TP Nha Trang, Khánh Hòa) vẫn diễn ra công khai, liên tục.
![]() |
Cần cẩu đưa vật liệu lên để tiếp tục xây “vượt trần” - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN |
Ngay từ đầu ngày có nhiều xe tải chở bêtông nối đuôi đậu trên các đường xung quanh dự án. Các cần cẩu vẫn liên tục hoạt động, đưa thiết bị, vật liệu lên tầng 43 đã xây “vượt trần”.
Thông tin từ Sở Xây dựng cho biết hiện tại dự án khách sạn, căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa đã làm cốt thép để xây tầng 44. Việc thi công xây các tầng vượt quy định trên 40 tầng tại dự án vi phạm này diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng hai ba ngày đã thấy làm xong một tầng.
Trong khi đó ngày 9-9-2016, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thu hồi giấy phép xây dựng và phụ lục giấy phép xây dựng khách sạn, căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa của chính sở này đã cấp trái quy định Luật xây dựng cho DNTN xây dựng số 1 Điện Biên từ tháng 10-2014 và tháng 10-2015.
Ngay sau khi có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng của sở, trong cùng ngày thanh tra Sở Xây dựng Khánh Hòa đã ra quyết định đình chỉ thi công công trình vi phạm quy định pháp luật về trật tự xây dựng đô thị đối với dự án này.
Cùng ngày, vì chủ dự án tiếp tục tổ chức thi công không phép tại tầng 43 nên lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính.
Theo công bố của giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa Lê Văn Dẽ, quyết định của sở đã được tống đạt cho đại diện DNTN xây dựng số 1 Điện Biên trong ngày ban hành. Thế nhưng sau khi có các quyết định đã nêu, chủ dự án vẫn tiến hành thi công xây dựng trái phép.
Theo Sở Xây dựng, sau 10 ngày có quyết định thu hồi, nếu DNTN xây dựng số 1 Điện Biên không nộp lại giấy phép xây dựng đã bị thu hồi thì sở sẽ có quyết định hủy giấy phép xây dựng đã cấp cho dự án công trình khách sạn, căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa.
Còn theo quyết định đình chỉ thi công, thanh tra Sở Xây dựng đã yêu cầu giám đốc Công ty CP Cấp thoát nước Khánh Hòa dừng ngay việc cấp nước đối với công trình xây dựng vi phạm của Mường Thanh Khánh Hòa.
Đồng thời yêu cầu chủ tịch UBND TP Nha Trang chỉ đạo chủ tịch UBND phường Xương Huân tổ chức lực lượng cấm các phương tiện vận chuyển vật tư, vật liệu và người lao động vào thi công xây dựng công trình vi phạm.
Còn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận quyết định đình chỉ thi công, chủ đầu tư khách sạn, căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa không xuất trình giấy phép xây dựng (mới) do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị cưỡng chế phá dỡ và chủ dự án phải chịu mọi chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế phá dỡ đó.
Thế nhưng ngày 10-9, tại hiện trường công trình xây dựng khách sạn, căn hộ Mường Thanh Khánh Hòa “không có bóng dáng” đại diện các cơ quan chức năng của TP Nha Trang để thực hiện các biện pháp ngăn chặn đình chỉ thi công như thanh tra Sở Xây dựng đã yêu cầu.
Theo luật sư Nguyễn Thành Chung (Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa), về nguyên tắc, chủ dự án công trình khách sạn, căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa phải chấp hành quy định của pháp luật khi tiếp nhận quyết định thu hồi giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa và quyết định đình chỉ thi công của thanh tra sở. Trường hợp các quyết định đó gây thiệt hại đến lợi ích vật chất hoặc uy tín của doanh nghiệp thì chủ dự án có thể khởi kiện Sở Xây dựng ra tòa hành chính để yêu cầu bồi thường. |
-
TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 9-8, ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho biết như trên. Hiện nay các sở, ngành của TP.HCM đang báo cáo UBND TP.HCM để phê duyệt kế hoạch đấu giá lại các lô bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm.
-
TTO - Theo Sở Xây dựng, nhiều chung cư xuống cấp nặng. Ví như những chung cư ở quận 3, dù mới cấp C nhưng đã nát, công tác chữa cháy, thoát nạn rất khó, cực kỳ nguy hiểm.
-
TTO - Nhận định trên được bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - đưa ra tại buổi giám sát việc thực hiện Luật nhà ở trên địa bàn TP giai đoạn 2016 - 2021.
-
TTO - Dự thảo Luật đất đai mà Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm thay đổi, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là sự khẳng định nguyên tắc cân bằng, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ đất đai.
-
TTO - “Xảy ra mâu thuẫn thì phải tìm đến các cơ quan pháp luật nhưng đằng này họ lại hành xử không khác gì luật rừng. Uất ức hơn khi sự việc xảy ra trong một thời gian dài từ cuối năm 2021 đến tháng 7-2022…”, bà H. nói.
-
TTO - Chính phủ đặt mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội vào năm 2030 nhưng chỉ vài doanh nghiệp đăng ký đã có ngay con số lên đến 1,2 triệu căn.
-
TTO - Từ xưa đến nay chưa bao giờ Luật đất đai mở cho người nước ngoài được tiếp cận và có quyền sử dụng đất. Luật nhà ở và Luật đầu tư quy định rõ các liên doanh thực hiện dự án sử dụng đất thì vốn đầu tư nước ngoài dưới 49%.
-
Sau đại dịch, bài toán an cư cho người lao động thu nhập thấp càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội.
-
TTO - Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định đã có kết quả giám định mẫu đất và vẫn buộc giám đốc chi nhánh ngân hàng có hành vi hủy hoại đất phải khắc phục hiện trạng. Tuy nhiên người này chưa thực hiện.
-
TTO - Hàng ngàn căn hộ, nền đất phục vụ tái định cư (gọi tắt là nhà tái định cư) tại TP.HCM và Hà Nội với giá trị hàng ngàn tỉ đồng bị "bỏ hoang" nhiều năm nay gây lãng phí và tốn tiền bảo trì, bảo dưỡng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận