03/02/2018 11:44 GMT+7

Bình Dương và 'tầm nhìn Thủ Dầu Một'

MINH LUẬN
MINH LUẬN

TTO - Bình Dương không xem việc Thủ Dầu Một lên đô thị loại I như "bánh vẽ" để tiêu tiền ngân sách, mà là để phát triển có tầm nhìn chiến lược, có định hướng rõ ràng trong liên kết vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM...

Bình Dương và tầm nhìn Thủ Dầu Một - Ảnh 1.

Thành phố Thủ Dầu Một lên đô thị loại I khiến người dân nơi đây vui mừng khi họ được thụ hưởng nhiều dịch vụ, công trình thiết thực. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài cũng rất ấn tượng về sự vươn lên của Thủ Dầu Một nói riêng và Bình Dương nói chung.

Điển hình là những tuyến "xe buýt xanh" theo phong cách Nhật Bản chạy bằng khí nén thiên nhiên thân thiện với môi trường, có hệ thống WiFi, có bãi giữ xe miễn phí...

Nó gây ấn tượng mạnh so với xe buýt thông thường khi giao tiếp giữa tài xế và hành khách rất thân thiện. Không khó để chứng kiến cảnh tài xế nở nụ cười nói "Xin chào!" khi khách lên xe và hành khách nói "Cảm ơn" tài xế khi xuống trạm. 

"Xe buýt xanh" hiện là mong muốn của nhiều tỉnh nhưng chưa làm được, và trong khi cư dân nơi khác đang mơ ước thì người dân Bình Dương đã được tận hưởng.

Chỉ trong vòng một năm qua, Thủ Dầu Một đã xây dựng mới 30 công viên, vườn hoa từ các khu "đất vàng", trụ sở cũ. 

Năm 2018, Thủ Dầu Một sẽ xây thêm 36 công viên, vườn hoa từ quỹ đất công ở những vị trí đắc địa mà nếu bán các khu đất này, Bình Dương sẽ thu được nguồn tiền không nhỏ. Thế nhưng tỉnh này quyết định dành nó để tạo không gian xanh chăm sóc "giá trị tinh thần" cho người dân, một cách nhìn rất khác biệt hướng tới phục vụ người dân.

Người ta gọi vui các quyết định đó là "tầm nhìn Thủ Dầu Một"!

Tiêu biểu nhất cho tầm nhìn này phải kể đến chuyện quy hoạch. Đi một vòng thành phố này sẽ dễ dàng nhận ra bất cứ quy hoạch nào - từ phát triển công nghiệp, đô thị đến dịch vụ - đều có nghiên cứu rất bài bản chứ không manh mún, tự phát. 

Điển hình là thành phố mới Bình Dương với khu đô thị làm hạt nhân, còn xung quanh là các khu công nghiệp, dịch vụ. Điều này đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa phát triển được đô thị mới.

Không chỉ "nghĩ riêng" cho mình, Bình Dương còn nhìn rộng ra cho khu vực, cho tương lai của cả vùng khi luôn xây dựng hạ tầng cơ sở theo hướng liên kết vùng, mà tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn là một minh chứng.

Để làm được như Bình Dương thì không chỉ cần tầm nhìn của các cấp chính quyền, mà lãnh đạo nơi đây còn phải "dám làm, dám chịu", đặt lợi ích của người dân lên trên. Bình Dương không xem việc đưa Thủ Dầu Một lên đô thị loại I như "bánh vẽ" để tiêu tiền ngân sách, để giải quyết "khâu oai".

Trong khi nhiều địa phương đang đau đầu về chuyện thu phí BOT thì Bình Dương quyết định làm đường không thu phí, hoặc mua lại các dự án BOT để xóa trạm thu phí. Chi phí xây dựng được tỉnh "linh hoạt" tính toán vào chi phí của các khu công nghiệp, đô thị. Cách làm này nhận được sự đồng thuận vì giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và mang lại hiệu quả lâu dài.

Thủ Dầu Một nói riêng và Bình Dương nói chung phát triển "nóng" nhưng không vội. Đó là một kiểu phát triển có tầm nhìn chiến lược, có định hướng rõ ràng trong liên kết vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM, chứ không chỉ cục bộ địa phương.

Bình Dương có nhà máy biến rác thải thành gạch, phân bón Bình Dương có nhà máy biến rác thải thành gạch, phân bón TP.HCM đồng ý kéo dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai TP.HCM đồng ý kéo dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai Bình Dương: Bình Dương: 'ba nhà' xây dựng thành phố thông minh
MINH LUẬN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên