10/06/2022 12:17 GMT+7

Để xây nhà xe trái phép trên đất nông nghiệp, 2 năm vẫn chưa xử lý xong

TRUNG TÂN - DUY THANH
TRUNG TÂN - DUY THANH

TTO - Nhiều người dân huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) không đồng tình việc hơn 2 năm qua, chính quyền địa phương xử lý quá chậm việc nhà xe Tiến Oanh xây trái phép trên đất nông nghiệp.

Để xây nhà xe trái phép trên đất nông nghiệp, 2 năm vẫn chưa xử lý xong - Ảnh 1.

Chi nhánh nhà xe Tiến Oanh tại thôn 4, xã Ea Ktur, Cư Kuin, Đắk Lắk xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, tự ý đấu nối ra quốc lộ 25, vi phạm hành lang an toàn giao thông - Ảnh: TRUNG TÂN

Ngày 10-6, ông Lê Phú Hanh, phó chủ tịch UBND huyện Cư Kuin, cho biết đã ra "tối hậu thư" yêu cầu Công ty TNHH du lịch vận tải Tiến Oanh phải tự giác tháo dỡ phần công trình trái phép.

Theo tài liệu của cơ quan chức năng, từ năm 2019, bà Lê Thị Kim Oanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2.657m2 (ở thôn 4, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin), trong đó có 480m2 đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và 2.177m2 đất trồng cây lâu năm. Cùng năm, bà Oanh xây dựng nhà xe nhưng không có hồ sơ, giấy phép xây dựng.

Ngày 8-11-2019, UBND huyện Cư Kuin ra quyết định xử phạt hành chính (lần đầu) hộ bà Lê Thị Kinh Oanh số tiền 25 triệu đồng, được bổ sung hồ sơ trong vòng 60 ngày. Bà Oanh nộp phạt nhưng không bổ sung hồ sơ và tiếp tục hoàn thiện công trình.

Ngày 18-3-2020, Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Cư Kuin kiểm tra thì thấy các hạng mục vi phạm gồm: hàng rào, nhà ở kết hợp phòng làm việc cấp IV kiên cố, sân bêtông, mái che khung sắt… trên tổng diện tích 2.657m2 đất nông nghiệp. 

Ngoài ra, hộ bà Oanh còn xây dựng sân bêtông rộng khoảng 450m2 thuộc phạm vi quy hoạch hành lang an toàn giao thông trên quốc lộ 27.

Trước các vi phạm này, ngày 19-3-2021, UBND huyện Cư Kuin lại ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, buộc khôi phục hiện trạng, bà Oanh vẫn không chấp hành…

Sau nhiều lần "đôn đốc", ngày 20-1, UBND huyện Cư Kuin tiếp tục có văn bản nhắc nhở bà Oanh tự giác tháo dỡ các hạng mục trái phép, hạn chót là tháng 3-2022.

Đến nay, bà Oanh mới chỉ tự tháo dỡ một phần mái che khung sắt, các hạng mục còn nguyên, nên ngày 3-6, UBND huyện Cư Kuin phải ra "tối hậu thư" cho bà Oanh.

"Nếu đến 15-6, bà Oanh không tự tháo dỡ, UBND huyện sẽ có các biện pháp quyết liệt như cưỡng chế tháo dỡ để lập lại trật tự", ông Hanh nói.

photo-1

Vị trí khai thác đá không phép tại thôn Mả Vôi (xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh) - Ảnh: NGỌC NHƯ

Để khai thác đá không phép cách trụ sở 1,5km, huyện xuống kiểm tra xã mới báo cáo

Vụ việc được nhiều người dân địa phương bất bình và phản ảnh đến các cơ quan chức năng huyện Sông Hinh.

Ngày 10-6, một lãnh đạo UBND huyện Sông Hinh cho hay khi đoàn công tác của UBND huyện đến kiểm tra tại chân núi Hòn Giăng (thôn Mả Vôi) vào ngày 22-5, tại nơi chỉ cách trụ sở xã Đức Bình Tây khoảng 1,5km, có dấu hiệu khai thác đá trái phép với diện tích 0,2ha.

Đoàn làm việc với ông Đặng Đức Tú - chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại và xây dựng Tú Mai - thì được ông này xác nhận trong thời gian từ ngày 28-4 tới ngày 19-5, công ty ông đưa máy móc, thiết bị khai thác đá granite trái phép trên diện tích đất nêu trên để chế biến đá ốp lát.

Báo cáo với huyện, ông Trần Minh Tuấn - phó chủ tịch UBND xã Đức Bình Tây - cho hay trước đó ngày 28-4, tổ liên ngành của xã này có phát hiện vụ khai thác đá trái phép trên, nên ngày 5-5 đã mời lãnh đạo Công ty CP Thương mại và xây dựng Tú Mai đến làm việc, yêu cầu chấm dứt khai thác đá granite trái phép.

Trong khi xã đang củng cố hồ sơ, chưa kịp báo cáo UBND huyện thì… có dư luận phản ảnh đến các cơ quan chức năng.

Trong khi đó, tại khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, lực lượng của huyện Sông Hinh kiểm tra cũng phát hiện việc khai thác đá mở đường vào khu vực khai thác chiều dài khoảng 160m, rộng khoảng 5m.

Để xử lý việc khai thác đá không phép chỉ cách trụ sở xã khoảng 1,5km này, bà Hồ Thị Nguyên Thảo - phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - cho biết UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo UBND huyện Sông Hinh xử lý nghiêm 2 vụ khai thác đá không phép trên.

UBND huyện phải tổ chức kiểm điểm, xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu đơn vị, địa phương liên quan trong việc buông lỏng quản lý, để xảy ra các sai phạm nêu trên.

Nói về trách nhiệm của UBND huyện, ông Đinh Ngọc Dạn - chủ tịch UBND huyện Sông Hinh - cho biết: "Đối với các địa phương, đơn vị thuộc huyện cùng người đứng đầu các đơn vị này để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép mà không phát hiện hoặc phát hiện nhưng chậm xử lý, hiện Ban thường vụ Huyện ủy Sông Hinh đang xem xét trách nhiệm để xử lý kỷ luật".

Mỏ khai thác đá hết hạn, doanh nghiệp vẫn tiếp tục… tận thu Mỏ khai thác đá hết hạn, doanh nghiệp vẫn tiếp tục… tận thu

TTO - Mỏ đá nằm sát khu dân cư đã hết hạn từ đầu tháng 4-2021 nhưng đến nay vẫn tiếp tục… tận thu khiến người dân bức xúc.

TRUNG TÂN - DUY THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên