30/09/2023 13:32 GMT+7

Đợi mãi nước đã về, ngư dân nhộn nhịp ra đồng đánh bắt, mua bán sản vật

Nước về nhiều hơn, ngư dân vùng biên giới An Giang bắt đầu ra đồng đánh bắt, mua bán sản vật mùa nước nổi.

Lũ bắt đầu về nhiều hơn, ngư dân vùng biên giới An Giang nhộn nhịp ra đồng đánh bắt sản vật mùa nước nổi - Ảnh: CHÍ HẠNH

Lũ bắt đầu về nhiều hơn, ngư dân vùng biên giới An Giang nhộn nhịp ra đồng đánh bắt sản vật mùa nước nổi - Ảnh: CHÍ HẠNH

Ngày 30-9, nhiều ngư dân thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu ở vùng biên giới An Giang cho biết nước đã về cao hơn nhiều tuần trước, họ bắt đầu nhộn nhịp ra đồng đánh bắt, mua bán sản vật mùa nước nổi.

Theo các ngư dân, 2023 là năm lũ về chậm, thấp hơn nhiều năm trước nên lượng tôm, cá, rắn, cua… vùng đầu nguồn An Giang cũng ít đi. Tuy nhiên, mỗi ngày họ vẫn chăm chỉ ra đồng đánh bắt được hàng chục tấn sản vật. Cảnh ngư dân, thương lái săn lùng mua bán cũng tạo nên không khí nhộn nhịp của mùa nước nổi.

Từ tờ mờ sáng, khoảng 3-4h, ở chợ Tha La, hay còn gọi là "chợ ma" (ấp Cây Trâm, xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc), vốn buôn bán hằng ngày nay càng trở nên nhộn nhịp cảnh người mua, kẻ bán. 

Chợ hoạt động đến 7-8h sáng cùng ngày thì tan. Các mặt hàng ở đây chủ yếu là các loại thủy sản, được ngư dân đánh bắt ở các vùng ngập nước như xã Thới Sơn, Nhơn Hưng, thị xã Tịnh Biên.

Ban ngày, tại vựa thu mua cua, ốc ở ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội, huyện An Phú, cách biên giới Campuchia chưa đầy cây số, trên bờ hơn chục công nhân đang bốc vác, phân loại, đóng thùng chuẩn bị cung cấp cho các thành phố lớn.

Bên dưới bến sông, các vỏ lãi, xuồng máy chở cua, ốc đậu tấp nập sau một đêm thu mua của ngư dân đánh bắt ngoài đồng. Ngoài ra, tôm cá cũng được thu mua từ Campuchia chở sang đậu san sát chờ đưa lên bờ.

Chủ vựa cho biết trung bình mỗi ngày vựa thu mua trên 50 tấn cua, ốc của người dân. Trong đó chủ yếu từ Campuchia sang, sau đó chở đi bán cho mối ở khắp nơi như Hà Nội, TP.HCM...

Thương lái thu mua cá mùa nước nổi ở "chợ ma" Tha La - Ảnh: CHÍ HẠNH

Thương lái thu mua cá mùa nước nổi ở "chợ ma" Tha La - Ảnh: CHÍ HẠNH

Tại chợ Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú), khoảng từ 11h - 14h mỗi ngày nhộn nhịp cảnh mua bán cá, tôm. Thời điểm này, người dân từ Campuchia chạy vỏ lãi chở tôm, cá, cua, ốc... sang bán. Người dân địa phương đánh bắt trên đồng cũng mang đến vựa để bán. Sau đó chủ vựa phân phối cho bạn hàng chở đi các chợ trong và ngoài địa bàn tỉnh tiêu thụ.

Ông Trần Văn Khoa (61 tuổi, ngụ Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú) cho biết có mấy chục năm làm nghề đánh bắt cá tôm. Nhưng nhiều năm gần đây, lũ về ngày càng ít, phù sa, tôm cá, rau đồng, bông súng cũng ít hẳn.

"Thu nhập từ đánh bắt, mua bán sản vật mùa nước nổi mỗi ngày ngư dân kiếm được từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng. Nhưng tùy theo năm, tùy theo con nước đổ về, tôm cá nhiều hay ít", ông nói.

Phân loại cua đồng trước khi bán cho thương lái - Ảnh: CHÍ HẠNH

Phân loại cua đồng trước khi bán cho thương lái - Ảnh: CHÍ HẠNH

Bông súng đồng cũng là một sản vật mùa nước nổi - Ảnh: CHÍ HẠNH

Bông súng đồng cũng là một sản vật mùa nước nổi - Ảnh: CHÍ HẠNH

Vựa tấp nập thu mua sản vật mùa nước nổi - Ảnh: CHÍ HẠNH

Vựa tấp nập thu mua sản vật mùa nước nổi - Ảnh: CHÍ HẠNH

Người dân đẩy côn bắt cá ngoài đồng lũ - Ảnh: CHÍ HẠNH

Người dân đẩy côn bắt cá ngoài đồng lũ - Ảnh: CHÍ HẠNH

Mùa nước nổi lạ lùng ở miền TâyMùa nước nổi lạ lùng ở miền Tây

Ngư dân miền Tây cho hay năm nay đón mùa nước nổi ít bận rộn hơn vì mực nước tại các sông đầu nguồn thấp hơn so với cùng kỳ, nước lên đồng rất ít và muộn, nguồn thủy sản đánh bắt giảm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên