23/10/2019 09:31 GMT+7

Khu du lịch ở Lũng Cú: Bộ Văn hóa không khuyến khích làm du lịch tâm linh

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Liên quan đến câu chuyện phá núi xây khu du lịch xung quanh di tích cột cờ Lũng Cú, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch từng có những khuyến nghị tương đồng với những lo ngại về dự án mà các chuyên gia đã bày tỏ với Tuổi Trẻ.

Khu du lịch ở Lũng Cú: Bộ Văn hóa không khuyến khích làm du lịch tâm linh - Ảnh 1.

Khu du lịch văn hóa tâm linh Lũng Cú tại thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú có tổng diện tích quy hoạch hơn 56ha, tổng mức đầu tư khoảng 889 tỉ đồng - Ảnh: HỮU THẮNG

Nếu khai thác du lịch tâm linh thì phải khai thác chính tín ngưỡng, tâm linh của chính người dân bản địa chứ không phải đưa tín ngưỡng, tâm linh ở nơi khác tới.

TS NGUYỄN SĨ DŨNG

Ngày 22-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Tập đoàn Phúc Lộc Hà Giang (chủ đầu tư dự án) đã cung cấp tài liệu cho thấy dự án du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường ngày 2-11-2018.

Như vậy, dự án đã được bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ sau khi có văn bản cảnh báo của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch vào ngày 11-6-2018, và hơn 2 năm sau khi dự án được khởi công.

"Xây cột mốc văn hóa giữ chủ quyền"

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho biết dự án có tổng diện tích sử dụng đất là 75ha, trong đó bao gồm 2 hạng mục chính là khu tâm linh chùa Lũng Cú rộng 70,5ha và khu đại tượng Phật có diện tích 4,5ha.

Riêng khu tâm linh chùa Lũng Cú có diện tích xây dựng các công trình gần 16ha, gồm: chùa Lũng Cú rộng 4,8ha, khu đào tạo Phật giáo có diện tích 1,89ha, khu nhà khách chùa Lũng Cú (các homestay) có diện tích 9ha.

Đại diện chủ đầu tư cho biết hạng mục đền Hộ Quốc không thuộc dự án của đơn vị này mà là công trình do UBND tỉnh Hà Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang xây dựng(?). Về thông tin này, TS Mai Thanh Sơn (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tỏ ra ngạc nhiên bởi Phật giáo chỉ xây chùa, đền là của Đạo Lão - thờ các vị thánh.

Vị đại diện này cũng cho biết sau khi xây dựng xong chùa và tượng Phật thì chủ đầu tư sẽ giao lại Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang và UBND tỉnh Hà Giang quản lý chứ Tập đoàn Phúc Lộc không quản lý, khai thác.

Trước nhận xét rằng dự án cũng giống như chùa Bái Đính và Tam Chúc, đại diện chủ đầu tư lập tức phủ nhận: "Chúng tôi khác hoàn toàn doanh nghiệp Xuân Trường".

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ vậy có phải chủ đầu tư chỉ làm công việc xây dựng thuê cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang, vị đại diện nói không phải, mà là "quan hệ hợp tác hữu nghị thôi".

Trước câu hỏi vậy đây có phải là một dự án từ thiện, công đức, đại diện Phúc Lộc Hà Giang nói doanh nghiệp có khai thác kinh doanh khu nhà khách chùa Lũng Cú rộng 9ha.

Tuy vậy, vị đại diện này khẳng định dự án là "thành ý của doanh nghiệp muốn xây dựng một công trình cột mốc văn hóa để giữ chủ quyền đất nước và phát triển kinh tế cho một địa phương còn nghèo như Lũng Cú chứ không phải tận thu, khai thác thương mại như Mã Pì Lèng".

Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch: Nên phát triển du lịch sinh thái

Liên quan đến dự án này, ngày 17-4-2018 Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã có văn bản nêu ý kiến với UBND tỉnh Hà Giang, trong đó bộ cho rằng dự án khai thác cả ba loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch tâm linh - ba loại hình du lịch khác biệt nhau về tính chất.

Theo bộ, nơi đây nên phát triển du lịch sinh thái, chinh phục và thưởng ngoạn địa hình gắn với tìm hiểu các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số nơi địa đầu của Tổ quốc để bảo tồn các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc địa phương.

Đây cũng chính là quan điểm được thể hiện trong hai bản quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành năm 2017.

Cũng trong văn bản này, bộ đưa ra khuyến nghị doanh nghiệp nên xây dựng công trình khu homestay (khu nhà khách chùa Lũng Cú) gắn với các buôn, bản dân cư hiện có để khai thác thế mạnh của loại hình homestay.

Quan trọng hơn, việc điều chỉnh vị trí xây dựng khu nhà khách chính là giúp đưa các công trình ra ngoài khu vực bảo vệ 2 của di tích cột cờ Lũng Cú. Tuy nhiên, theo quy hoạch của dự án, khu nhà khách này vẫn được xây dựng tập trung tại khu chùa Lũng Cú.

Hiện Cục Di sản văn hóa cũng như tỉnh Hà Giang vẫn chưa có câu trả lời cho những vấn đề Tuổi Trẻ đặt ra về dự án này.

Hình ảnh Lũng Cú chụp tháng 3-2019 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khu du lịch ở Lũng Cú: Bộ Văn hóa không khuyến khích làm du lịch tâm linh - Ảnh 3.
Khu du lịch ở Lũng Cú: Bộ Văn hóa không khuyến khích làm du lịch tâm linh - Ảnh 4.
Khu du lịch ở Lũng Cú: Bộ Văn hóa không khuyến khích làm du lịch tâm linh - Ảnh 5.

Cột cờ Lũng Cú - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khu du lịch ở Lũng Cú: Bộ Văn hóa không khuyến khích làm du lịch tâm linh - Ảnh 6.
Khu du lịch ở Lũng Cú: Bộ Văn hóa không khuyến khích làm du lịch tâm linh - Ảnh 7.
Khu du lịch ở Lũng Cú: Bộ Văn hóa không khuyến khích làm du lịch tâm linh - Ảnh 8.

Một góc khác nhìn về Lũng Cú - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Phá núi xây khu du lịch tâm linh nơi cột cờ Lũng Cú Phá núi xây khu du lịch tâm linh nơi cột cờ Lũng Cú

TTO - Đứng trên di tích cột cờ Lũng Cú hiện nay, nhìn về phía đông bắc, du khách sẽ thấy một ngọn núi đá vôi "toang hoác" cả mảng sườn. Và những con đường dẫn vào một khu du lịch tâm linh đang được mở ra.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên