30/12/2023 09:27 GMT+7

Ngắm các cầu đi bộ băng qua xa lộ, nối metro số 1

Những cây cầu đi bộ kết nối tuyến metro số 1 được thiết kế hài hòa với cảnh quan xung quanh và kiến trúc nhà ga trên cao, tạo thuận tiện cho người dân đi lại.

Cầu đi bộ kết nối nhà ga khu công nghệ cao (thuộc tuyến metro số 1) bắc ngang qua xa lộ Hà Nội đã thành hình - Ảnh: CHÂU TUẤN

Cầu đi bộ kết nối nhà ga khu công nghệ cao (thuộc tuyến metro số 1) bắc ngang qua xa lộ Hà Nội đã thành hình - Ảnh: CHÂU TUẤN

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên, TP.HCM) có 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Trong đó có 9 nhà ga trên cao (từ ga Tân Cảng đến ga Đại học Quốc gia) được làm thêm cầu đi bộ kết nối hành khách từ 2 bên xa lộ Hà Nội và đường Võ Nguyên Giáp.

Nhìn từ flycam cầu đi bộ qua xa lộ, kết nối vào ga trên cao tuyến metro số 1

Việc này giúp người dân có thể lên xuống ga dễ dàng, an toàn. Đồng thời, đây cũng là hướng thoát hiểm chính của nhà ga trong trường hợp khẩn cấp.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết ban đang phối hợp nhà thầu để xây dựng 7/9 cây cầu đi bộ kết nối tuyến metro số 1. Trong đó đã hoàn thành lắp dầm bê tông, cốt thép tại các ga khu công nghệ cao và Bình Thái.

Theo kế hoạch, trước Tết dương lịch 2024 sẽ tiếp tục lắp đặt dầm ngang tại ga Rạch Chiếc và xây dựng hoàn chỉnh mái kiến trúc các ga đã lắp đặt dầm. Dự kiến tất cả cầu đi bộ sẽ hoàn thành vào tháng 6-2024 để kịp thời hoàn tất các thủ tục kiểm tra, nghiệm thu đưa tuyến metro số 1 vào vận hành chính thức từ tháng 7-2024.

Ngoài ra, để tăng thêm tính kết nối và tiện nghi cho người dân đi tàu metro số 1, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM và các đơn vị liên quan đã tính toán xây dựng thang máy cho cầu đi bộ. Đồng thời kết nối các trạm chờ xe buýt, bổ sung thêm bãi đậu xe tại chỗ lên xuống cầu đi bộ.

Trưa 29-12, chúng tôi được ông Trần Đức Anh - chỉ huy trưởng thi công cầu đi bộ ga công nghệ cao (thuộc tuyến metro số 1) - dẫn đi thực tế công trường và giới thiệu về các giai đoạn xây dựng cầu. Ông Anh cho biết hiện nay các kỹ sư và công nhân đang lắp đặt mái vòm cho cầu đi bộ này. Để đẩy nhanh tiến độ, các anh em sẽ tăng ca và sẵn sàng làm thâu đêm - Ảnh: TIẾN QUỐC

Trưa 29-12, chúng tôi được ông Trần Đức Anh - chỉ huy trưởng thi công cầu đi bộ ga công nghệ cao (thuộc tuyến metro số 1) - dẫn đi thực tế công trường và giới thiệu về các giai đoạn xây dựng cầu. Ông Anh cho biết hiện nay các kỹ sư và công nhân đang lắp đặt mái vòm cho cầu đi bộ này. Để đẩy nhanh tiến độ, các anh em sẽ tăng ca và sẵn sàng làm thâu đêm - Ảnh: TIẾN QUỐC

Phía dưới cầu đi bộ, 2 trạm xe buýt khang trang cũng được xây dựng hoàn chỉnh nhằm tăng tính kết nối của tàu metro số 1 và xe buýt - Ảnh: TIẾN QUỐC

Phía dưới cầu đi bộ, 2 trạm xe buýt khang trang cũng được xây dựng hoàn chỉnh nhằm tăng tính kết nối của tàu metro số 1 và xe buýt - Ảnh: TIẾN QUỐC

Các cầu đi bộ được thiết kế hài hòa với cảnh quan xung quanh và kiến trúc chính nhà ga trên cao (kết cấu bê tông, mái thép cong) tạo nên điểm nhấn cho đoạn tuyến trên cao của metro số 1 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Các cầu đi bộ được thiết kế hài hòa với cảnh quan xung quanh và kiến trúc chính nhà ga trên cao (kết cấu bê tông, mái thép cong) tạo nên điểm nhấn cho đoạn tuyến trên cao của metro số 1 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Hiện nay, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đang xây dựng tại 7/9 cầu đi bộ gồm: Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái và Công nghệ cao. Đã gác dầm băng ngang đường Võ Nguyên Giáp, xa lộ Hà Nội tại ga Khu công nghệ cao và Bình Thái, kế hoạch trước Tết dương lịch 2024 sẽ hoàn thành gác dầm tại ga Rạch Chiếc - Ảnh: CHÂU TUẤN

Hiện nay, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đang xây dựng tại 7/9 cầu đi bộ gồm: Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái và Công nghệ cao. Đã gác dầm băng ngang đường Võ Nguyên Giáp, xa lộ Hà Nội tại ga Khu công nghệ cao và Bình Thái, kế hoạch trước Tết dương lịch 2024 sẽ hoàn thành gác dầm tại ga Rạch Chiếc - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đối với 2 cầu còn lại là ga Thủ Đức và ga Đại học Quốc gia, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP đang phối hợp các đơn vị liên quan hoàn chỉnh công tác di dời hạ tầng kỹ thuật và xin cấp phép phương án tổ chức giao thông để làm vào đầu năm 2024 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đối với 2 cầu còn lại là ga Thủ Đức và ga Đại học Quốc gia, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP đang phối hợp các đơn vị liên quan hoàn chỉnh công tác di dời hạ tầng kỹ thuật và xin cấp phép phương án tổ chức giao thông để làm vào đầu năm 2024 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Trong ảnh lần lượt từ trái qua phải là cầu bộ hành Khu công nghệ cao, Bình Thái, Phước Long, Tân Cảng - Ảnh: TIẾN QUỐC

Trong ảnh lần lượt từ trái qua phải là cầu bộ hành Khu công nghệ cao, Bình Thái, Phước Long, Tân Cảng - Ảnh: TIẾN QUỐC

Đảm bảo tĩnh không của cầu đi bộ

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết các cầu đi bộ băng ngang đường Võ Nguyên Giáp, xa lộ Hà Nội là nơi có nhiều xe cộ đi lại, đặc biệt là các xe container ra vào khu vực cảng lân cận, nên cao độ tĩnh không được đặc biệt quan tâm, chú ý trong quá trình lập thiết kế.

Do đó, các cầu đi bộ kết nối nhà ga tuyến metro số 1 được xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy định tĩnh không tối thiểu cho xe đi qua là 4,75m và 0,3m chiều cao dự phòng.

Ngắm phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn hình lá dừa nướcNgắm phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn hình lá dừa nước

UBND TP.HCM đã duyệt phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Thiết kế được chọn có hình tượng lá dừa nước của liên danh Chodai - Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên