Thứ 5, ngày 11 tháng 8 năm 2022
TP.HCM quyết gỡ vướng cho nhà ở xã hội
TTO - Hôm nay (7-7), kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa X tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với UBND TP, Sở Xây dựng và UBND quận 8 về chương trình phát triển nhà ở TP.HCM, trong đó có việc xây dựng nhà ở xã hội.

Dự án khu nhà ở Vĩnh Lộc A (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện giờ là thời điểm bàn giao kỹ thuật các căn hộ từ tầng 8-10 thuộc block D1 - Ảnh: T.T.D.
Trước đó, UBND TP.HCM đã có tờ trình về dự thảo chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030. Một trong những nội dung được rất nhiều người dân quan tâm là làm sao để xây dựng được nhiều dự án nhà ở xã hội (NƠXH), đáp ứng nhu cầu rất lớn của người thu nhập thấp, lao động nghèo TP.
Chưa đáp ứng hết nhu cầu
Đánh giá về kết quả phát triển nhà ở tại TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, UBND TP.HCM nhìn nhận với diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 1,67m2/người năm 2015 lên 20,8m2/người năm 2020 đã đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của dân số tăng thêm, góp phần cải thiện diện tích nhà ở hiện hữu.
Cũng trong giai đoạn này, TP phát triển mạnh các loại hình NƠXH, với 19 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung ứng cho thị trường 1,23 triệu m2 sàn. Dù vậy, số lượng căn hộ hoàn thành vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu rất lớn của người dân.
Lý giải nguyên nhân về thiếu hụt nguồn cung NƠXH, UBND TP.HCM thừa nhận do chưa thu hút được các nhà đầu tư bởi việc xây dựng dự án NƠXH có lợi nhuận thấp, thủ tục kéo dài nên các doanh nghiệp ít lựa chọn đầu tư loại hình này.
Trong quan điểm phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, TP.HCM xác định sẽ khuyến khích bằng cơ chế và chính sách để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, đặc biệt là NƠXH, bố trí vốn ngân sách xây dựng NƠXH để cho thuê, thuê mua.
Cũng theo UBND TP, tổng nhu cầu NƠXH giai đoạn 2021 - 2030 là khoảng 37 triệu m2 sàn, trong đó chủ yếu là nhu cầu của người thu nhập thấp (15 triệu m2) và công nhân làm việc tại các khu, cụm công nghiệp (12 triệu m2). TP dự kiến xây dựng khoảng 2,5 triệu m2 sàn, tương ứng khoảng 35.000 căn giai đoạn 2021-2025. Trong đó có khoảng 7.000 căn hộ cho thuê và khoảng 4.500 căn nhà ở lưu trú cho công nhân. Còn ở giai đoạn 2026 - 2030, TP dự kiến xây thêm 4,08 triệu m2 sàn, tương ứng 58.000 căn nhà. Tổng quỹ đất để xây NƠXH là 451ha.

Đồ họa: TUẤN ANH
Phải gỡ vướng mắc thủ tục
Trao đổi với Tuổi Trẻ trước phiên chất vấn, đại biểu Lê Xuân Viên - phó trưởng Ban đô thị, HĐND TP.HCM - cho rằng chương trình phát triển nhà ở của TP.HCM trong 15 năm qua đã đạt nhiều kết quả. Giai đoạn 2006 - 2020 TP triển khai 31 dự án NƠXH, riêng giai đoạn 2016 - 2022 TP đã thực hiện 20/31 dự án NƠXH. Điều này cho thấy TP đã có sự tập trung cho chương trình phát triển NƠXH trong những năm qua.
Trong chương trình phát triển nhà ở 2016 - 2025, TP đặt chỉ tiêu đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân là 19,8m2/người, kết quả thực hiện đạt đến 20,8m2/người, vượt chỉ tiêu.
Tuy nhiên, việc phát triển này chưa đồng đều ở nhóm nhà ở thương mại, NƠXH và nhà ở riêng lẻ. Dù kết quả thực hiện tổng thể vượt chỉ tiêu nhưng nhà ở thương mại và nhà ở riêng lẻ lại cao hơn nhiều (nhà ở thương mại đạt 213% chỉ tiêu, còn nhà ở riêng lẻ đạt 123% chỉ tiêu đề ra). Trong khi đó, dù có tăng trưởng nhưng NƠXH chỉ đạt 69% chỉ tiêu đề ra.
Do đó, theo ông Viên, UBND TP.HCM cần có giải pháp cụ thể để phát triển NƠXH, giải quyết vướng mắc trong thủ tục hành chính để đẩy nhanh phát triển NƠXH, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân có thu nhập thấp tiếp cận được các chính sách ưu đãi. "Tôi sẽ chất vấn về vấn đề này", ông nói.
Đại biểu Trần Quang Thắng đánh giá đây là chương trình mang tính nhân văn. Tuy nhiên, xây dựng NƠXH phải phù hợp với nhu cầu, đời sống của người dân. "Thời gian qua, nhiều dự án NƠXH làm rất bài bản nhưng người dân không đến ở bởi không thuận lợi cho việc đi lại, sinh kế của người dân. Bên cạnh đó, giá NƠXH phải hợp lý để phù hợp với nhu cầu của người dân có thu nhập thấp", ông Thắng nói.
Theo đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (quận 1), các dự án NƠXH chưa đáp ứng đủ nhu cầu rất lớn của người dân, nhất là công chức, viên chức, người dân lao động nghèo. Do vậy, nếu chương trình phát triển nhà ở, trong đó có xây các dự án NƠXH chưa đáp ứng đủ nhu cầu, được làm sớm sẽ giúp cho người có thu nhập thấp, lao động nghèo có thể ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.
"Tôi rất thắc mắc về những điểm nghẽn khiến việc xây dựng các dự án NƠXH thời gian qua không đạt được chỉ tiêu đề ra, và cũng muốn nghe cơ quan liên quan nói về giải pháp tháo gỡ để ngày càng có nhiều dự án NƠXH chưa đáp ứng đủ nhu cầu được xây dựng", bà Nga nói.
16.000 tỉ đồng đầu tư cho 2 dự án cải thiện hệ thống thoát nước
Tại kỳ họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã trình HĐND TP.HCM 35 tờ trình về phát triển kinh tế - xã hội, xin chủ trương xây dựng nhiều dự án, vấn đề dân sinh...
Trong đó, UBND TP.HCM đã trình chủ trương đầu tư 2 dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn và khu vực Tham Lương - Bến Cát, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á, với tổng vốn hơn 16.000 tỉ đồng.
UBND TP cũng trình dự thảo chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030; đề xuất bổ sung hơn 15.335 tỉ đồng vào kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện các dự án, nhóm việc phát sinh cấp bách...
TP.HCM sẽ sớm ban hành thủ tục đầu tư rút gọn
Trước đó, trao đổi tại buổi giám sát của HĐND TP, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết UBND TP đã thống nhất quy trình thực hiện thủ tục đầu tư NƠXH rút gọn, tạo điều kiện cho các dự án sớm triển khai, nhanh chóng thực hiện được mục tiêu theo chương trình nhà ở của TP.
Từ quy trình bình thường hết 500 ngày sẽ rút gọn còn 133 ngày cho trường hợp đầu tư trên đất thuộc quyền sử dụng doanh nghiệp, 217 ngày cho trường hợp phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên đất sạch do Nhà nước quản lý. Cũng theo ông Mãi, UBND TP họp một tuần nhiều lần để tháo gỡ các vướng mắc cho các dự án nhà ở.
UBND TP cũng sẽ có những hướng dẫn khung về các thủ tục đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân. Chậm nhất đến ngày 15-7 sẽ ban hành và triển khai vận hành đến UBND các quận, huyện, ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp.
-
TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 9-8, ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho biết như trên. Hiện nay các sở, ngành của TP.HCM đang báo cáo UBND TP.HCM để phê duyệt kế hoạch đấu giá lại các lô bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm.
-
TTO - Theo Sở Xây dựng, nhiều chung cư xuống cấp nặng. Ví như những chung cư ở quận 3, dù mới cấp C nhưng đã nát, công tác chữa cháy, thoát nạn rất khó, cực kỳ nguy hiểm.
-
TTO - Nhận định trên được bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - đưa ra tại buổi giám sát việc thực hiện Luật nhà ở trên địa bàn TP giai đoạn 2016 - 2021.
-
TTO - Dự thảo Luật đất đai mà Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm thay đổi, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là sự khẳng định nguyên tắc cân bằng, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ đất đai.
-
TTO - “Xảy ra mâu thuẫn thì phải tìm đến các cơ quan pháp luật nhưng đằng này họ lại hành xử không khác gì luật rừng. Uất ức hơn khi sự việc xảy ra trong một thời gian dài từ cuối năm 2021 đến tháng 7-2022…”, bà H. nói.
-
TTO - Chính phủ đặt mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội vào năm 2030 nhưng chỉ vài doanh nghiệp đăng ký đã có ngay con số lên đến 1,2 triệu căn.
-
TTO - Từ xưa đến nay chưa bao giờ Luật đất đai mở cho người nước ngoài được tiếp cận và có quyền sử dụng đất. Luật nhà ở và Luật đầu tư quy định rõ các liên doanh thực hiện dự án sử dụng đất thì vốn đầu tư nước ngoài dưới 49%.
-
Sau đại dịch, bài toán an cư cho người lao động thu nhập thấp càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội.
-
TTO - Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định đã có kết quả giám định mẫu đất và vẫn buộc giám đốc chi nhánh ngân hàng có hành vi hủy hoại đất phải khắc phục hiện trạng. Tuy nhiên người này chưa thực hiện.
-
TTO - Hàng ngàn căn hộ, nền đất phục vụ tái định cư (gọi tắt là nhà tái định cư) tại TP.HCM và Hà Nội với giá trị hàng ngàn tỉ đồng bị "bỏ hoang" nhiều năm nay gây lãng phí và tốn tiền bảo trì, bảo dưỡng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận